• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 2:41:09 SA - Mở cửa
Khu công nghiệp phía Nam chuyển mình để tăng sức cạnh tranh, phát triển bền vững
Nguồn tin: Báo Hải quan | 22/01/2023 3:00:00 CH
Nhiều tỉnh, thành trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An… đã và đang xây dựng các khu công nghiệp (KCN) theo hướng sinh thái, chuyển đổi số cũng như mở rộng đầu tư hạ tầng để phục vụ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
 
 
Thu hút nhiều dự án đầu tư FDI lớn
 
Theo các chuyên gia, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển năng động và có tỷ trọng đóng góp lớn nhất cả nước. Đây là vùng kinh tế có khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 11/2022 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút 19.835 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư trên 192 tỷ USD.
 
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện có hơn 140 KCN, KCX đang hoạt động. Trong đó, một số tỉnh, thành phố như TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai là những địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định qua nhiều năm. Đặc biệt, trong thu hút đầu tư FDI những năm gần đây, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có sự chọn lọc nên có nhiều dự án công nghiệp hỗ trợ lớn - đúng lĩnh vực cả nước đang cần. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao sẽ có tác động lan tỏa đến hầu hết các ngành công nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao cho các ngành kinh tế trong vùng. Đáng chú ý, năm 2022, mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng chúng ta đã chứng kiến nhiều thương vụ FDI thành công tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
 
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm này, Bình Dương đang trở thành một trong những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư vào các KCN. Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tới nay Bình Dương đã có 29 KCN được thành lập trong tổng số 34 KCN theo quy hoạch. Các khu công nghiệp tại Bình Dương đều có tỉ lệ lấp đầy cao, giúp tỉnh luôn thuộc nhóm các địa phương thu hút vốn đầu tư FDI cao nhất cả nước. Vừa qua, một số dự án lớn đã được khởi động như khởi công khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 3 quy mô 1.000 ha với dự án đầu tiên trên 1 tỉ USD của Tập đoàn LEGO (Đan Mạch), trao chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Pandora (sản xuất đồ trang sức) quy mô 163 triệu USD...
 
Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) để xây dựng khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dự kiến quy mô đầu tư khoảng 26.000 tỉ đồng (tương đương hơn 1 tỉ USD). Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, việc hình thành một khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng để giúp cộng đồng doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
 
TPHCM là một trong những địa phương có quy mô KCN lớn với 3 KCX và 14 KCN đi vào hoạt động. Lũy kế đến tháng 10 năm 2022, các KCX, KCN đã thu hút được 1.674 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 45%. Bình quân hàng năm, các KCX, KCN thu hút hơn 260 triệu USD vốn đầu tư FDI, chiếm tỷ trọng 58% vốn đầu tư nước ngoài của TPHCM trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm của KCX, KCN đạt 7 tỷ USD, chiếm trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của TPHCM.
 
Năm 2022, Bà Rịa-Vũng Tàu được đánh giá là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, các KCN đã thu hút thêm 48 dự án đầu tư, đạt 127% kế hoạch năm. Tổng vốn thu hút 1,336 tỷ USD, đạt 124% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này là nhờ tỉnh đã tập trung xây dựng hạ tầng KCN đồng bộ, hiện đại, tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tư. Điển hình, Bà Rịa – Vũng Tàu đã chọn KCN Phú Mỹ 3 làm KCN chuyên sâu. Tính đến tháng 11/2022, KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã thu hút 36 dự án đầu tư với tổng vốn khoảng 60.000 tỷ đồng.
 
Bức tranh mới cho KCN
 
Trước bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh trên mọi lĩnh vực; đặc biệt khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phục hồi sau đại dịch đã đặt ra cho các KCX, KCN các tỉnh, thành nói chung và khu vực phía Nam nói riêng yêu cầu phải đổi mới. Đặc biệt là xu hướng KCN sinh thái, KCN công nghệ cao thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị và thân thiện với môi trường…
 
Tại Đồng Nai, KCN AMATA là một trong 3 KCN được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn làm thí điểm KCN sinh thái trong giai đoạn 2020-2023. Nhìn từ câu chuyện phát triển của các KCN AMATA, bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc AMATA Việt Nam cho biết, đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994 đến nay, tập đoàn này đã có 3 KCN ở Việt Nam gồm: AM ATACity Biên Hòa (513 ha); AMATA City Long Thành (410 ha), AMATA City Hạ Long (710 ha). Với hơn 190 nhà đầu tư trong các KCN của AMATA đã mang lại cho tập đoàn với số vốn FDI lên tới hơn 4 tỷ USD.
 
Theo bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Ban Quản lý dự án KCN sinh thái Việt Nam, KCN AMATA đang triển khai mô hình KCN sinh thái theo khung quốc tế, bước đầu đã đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp và đã xác định được cơ hội cộng sinh công nghiệp. Do đó, công ty hạ tầng KCN AMATA nên vận động các doanh nghiệp trong khu cùng tham gia để ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí, góp phần bảo vệ môi trường.
 
Tương tự tại TPHCM, KCN Hiệp Phước đang được chuyển đổi theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023, do Chính phủ Thuỵ Sĩ hỗ trợ. Hiện có 24 doanh nghiệp tại đây đăng ký tham gia chương trình chuyển đổi mô hình sản xuất sạch hơn nhằm sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên liệu, bền vững với môi trường. Với các khu công nghiệp mới, TPHCM định hướng phát triển theo quy định tại Nghị định 35 của Chính phủ và sẽ thí điểm xây dựng ngay từ đầu một khu công nghiệp sinh thái gắn với đổi mới công nghệ.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mô hình khu công nghiệp sinh thái chỉ thực sự phát huy vai trò tích cực đối với với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia khi được nhân rộng trên cả nước, với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế. Đồng thời, việc bổ sung chính sách ưu đãi về tài chính cho các khu công nghiệp, khu sinh thái, doanh nghiệp sinh thái như miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng… là cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện việc chuyển đổi và xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái.