• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 7:32:15 CH - Mở cửa
Giá thức ăn chăn nuôi có thể 'hạ nhiệt' trong năm 2023?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 05/01/2023 4:05:32 CH
Bộ NN&PTNT khẳng định, đang đẩy mạnh phối hợp các tập đoàn lớn để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, từ đó giảm nhập siêu. Tín hiệu này được kỳ vọng giá thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ hạ nhiệt trong năm 2023, trong bối cảnh dự báo giá nguyên liệu trên toàn cầu vẫn “leo thang” do căng thẳng chính trị, dịch bệnh…
 
Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam bị xử phạt do sản xuất sản phẩm không đạt ...
Tại hội nghị tổng kết ngành Chăn nuôi mới đây, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), chia sẻ hai năm qua là quãng thời gian mà giá thức ăn chăn nuôi tăng rất mạnh, chưa nhìn thấy giai đoạn nào mà mặt hàng trên biến động lớn như vậy.
 
Giá thức ăn chăn nuôi tăng "phi mã"
 
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI Research), thời gian qua, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thô tăng lên, cụ thể giá ngô tăng 17% so với cùng kỳ, giá lúa mì tăng 60% so với cùng kỳ và giá đậu tương tăng 10% so với cùng kỳ. Giá các nguyên liệu thô này đã đạt đỉnh vào quý II/2022, sau đó giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, chỉ tăng 10% đối với giá ngô và 25% đối với giá đậu tương, trong khi giá lúa mì giảm 2% so với cùng kỳ.

 
Do phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu nên giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh. 
 
Tuy nhiên, chi phí thức ăn chăn nuôi vẫn chưa "hạ nhiệt" và việc giảm giá đang diễn ra chậm hơn dự kiến. “Chi phí thức ăn chăn nuôi thường mất một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh giảm, vì các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải chịu chi phí nhập khẩu cao trong một thời gian dài, và tình hình càng khó khăn hơn trong bối cảnh VND mất giá so với USD”, SSI đánh giá.
 
Giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh đã được phản ánh rõ nét qua con số thống kê. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, hết ngày 15/12/2022, Việt Nam nhập hơn 9 triệu tấn ngô từ nước ngoài, giảm 700.000 tấn so với cùng kỳ 2021, nhưng kim ngạch đạt 3,1 tỷ USD. Bình quân 7,9 triệu đồng/tấn, như vậy, giá ngô nhập đắt hơn trung bình khoảng 1,3 triệu đồng/tấn so với giá ngô nhập cùng kỳ 2021.
 
Với sản phẩm đậu tương, tính đến ngày 15/12, Việt Nam nhập khoảng 1,7 triệu tấn, giảm 200.000 tấn so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên kim ngạch tăng hơn 110 triệu USD, đạt 1,2 tỷ USD. Bình quân, 16,2 triệu đồng/tấn đậu tương nhập khẩu, đắt hơn khoảng 2,8 triệu đồng/tấn so với giá năm 2021.
 
Hai mặt hàng này đều tăng giá, ảnh hưởng đến sản xuất các sản phẩm thức ăn và nguyên liệu cho chăn nuôi.
 
Về các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và gia súc khác, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/12, cả nước chi khoảng 5,1 tỷ USD, tăng hơn 440 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
 
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, nhìn nhận: Việt Nam là nước nông nghiệp, có không ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới nhưng nghịch lý là hàng năm vẫn phải chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Hạn chế hiện nay là năng suất ngô của Việt Nam mới được 4,8 tấn/ha, trong khi năng suất ngô trung bình thế giới là 9,8 tấn/ha. Diện tích gieo trồng ngô cũng giảm mạnh, cả nước hiện chỉ còn hơn 600.000ha.
 
Chính vì phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu nên những biến động trên thị trường quốc tế trong thời gian gần đây đã được phản ánh chân thực vào bức tranh tổng thể của ngành thức ăn chăn nuôi trong nước. Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 10-11/2022 chỉ ra những khó khăn hàng đầu tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi. Trong đó, phần lớn đến từ thị trường quốc tế như: Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; Rủi ro từ chuỗi cung ứng; Sức ép từ tỷ giá gia tăng; Lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia; và bất ổn chính trị trên thế giới…
 
Tính cách chủ động nguyên liệu?
 
Phần lớn các chuyên gia đều dự báo thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong năm 2023 sẽ không cải thiện quá nhiều so với hiện tại. Dự báo giá lúa mì sẽ tăng trong thời gian tới do ước tính sản lượng và nguồn cung lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/2023 giảm cùng với việc các kho dự trữ lúa mì cuối kỳ của Mỹ dự báo ở mức thấp nhất kể từ năm 2007/2008. Giá đậu tương được dự báo cũng sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.
 
Ở góc độ doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, ông Willemink Arno, Giám đốc Vận hành De Heus Việt Nam, cho hay hàng năm De Heus sử dụng khoảng 3,2 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó ngô từ 800.000 – 1,1 triệu tấn (hiện 95% phải nhập khẩu, tương đương giá trị 6.700 – 9.250 tỷ đồng/năm); từ 100.000 – 300.000 tấn sắn lát; chưa kể đậu tương và nhiều nguyên liệu khác cũng phải nhập khẩu. Trong khi đó, ngô và sắn có tiềm năng rất lớn nếu sử dụng nguyên liệu trong nước.
 
Trước tình thế trên, Bộ NN&PTNT khẳng định năm 2023 sẽ đẩy mạnh phối hợp với các tập đoàn chăn nuôi lớn như De Heus hay C.P để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước. “Sự phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu được dự báo còn tiếp diễn lâu dài, nếu chúng ta không có chiến lược tổng thể, bài bản, sự hợp tác và vào cuộc quyết liệt trong việc xây dựng vùng nguyên liệu của các bên liên quan, gồm chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, các nhà khoa học và người sản xuất”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.
 
Hiện, ông Willemink Arno, Giám đốc vận hành De Heus Việt Nam, cho hay những yếu tố quyết định đến việc doanh nghiệp mua nguyên liệu trong nước hay không, đó là giá cả và chất lượng. Trong đó, ngô hạt nội địa thường có độ ẩm cao hơn, biến động về chất lượng nhiều hơn, kích thước hạt nhỏ hơn, nhiều hạt hỏng và vật thể lạ, thường xuyên xuất hiện yếu tố nấm mốc.
 
"Ngô Việt Nam để cạnh tranh với ngô Nam Mỹ về giá cả, chất lượng, thì phải tập trung giảm chi phí và nâng cao năng suất, như áp dụng những kỹ thuật tiên tiến hơn vào trồng trọt, sử dụng phân bón hiệu quả hơn; nâng cao công nghệ chế biến (khâu thu hoạch và sấy khô), bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt là thu hẹp khoảng cách giá giữa người nông dân và người mua cuối cùng, tức là giảm khâu trung gian", ông Arno nhấn mạnh.
 
Hiện, mỗi tháng De Heus cần mua từ 70.000 – 100.000 tấn ngô; sắn cũng được quan tâm bởi ngành công nghiệp tinh bột sắn phát triển, và có thể chấp nhận được chất lượng thấp hơn. "De Heus cũng sẽ chú trọng vào việc sử dụng các phụ phẩm của sắn do các nhà máy sản xuất tinh bột cung ứng. De Heus sẵn sàng đầu tư một nhà máy thức ăn ở Tây Nguyên nếu chúng ta có thể đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng cho ngô, sắn", ông Arno thông tin.