• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:45:51 CH - Mở cửa
OPEC: Dầu mỏ vẫn còn chỗ đứng trong nhiều thập kỷ nữa
Nguồn tin: PetroTimes | 12/10/2023 8:00:00 SA
Nhu cầu vàng đen không bao giờ bị đứt đoạn. Theo dự báo của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2045, nhằm thực hiện những nỗ lực cần thiết để hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
 
 
Vào ngày 9/10, OPEC đã phát hành báo cáo Triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023. Theo kịch bản tham khảo của họ, ​​​​nhu cầu dầu sẽ đạt mức 116 triệu thùng/ngày vào năm 2045, hoặc nhiều hơn 16,5% so với năm 2022. Như vậy, OPEC đã nâng dự báo thêm 6 triệu thùng/ngày so với mức đưa ra vào năm 2022 (109,8 triệu thùng/ngày).
 
Ông Haitham Al Ghais – Tổng thư ký OPEC, cho rằng nhu cầu này “có khả năng còn tăng cao hơn nữa”. Ông nói: “Thế giới sẽ tiếp tục cần sử dụng tất cả những nguồn năng lượng, bao gồm cả dầu và khí đốt, trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới”.
 
Theo OPEC, các quốc gia không thuộc OECD và Ấn Độ là động lực chính nhằm thúc đẩy nhu cầu dầu thô toàn cầu. Do đó, những nước thuộc OECD sẽ ghi nhận nhu cầu giảm từ năm 2025 (chủ yếu là những nước giàu).
 
Đối với OPEC, nhu cầu này chỉ có thể được đáp ứng bằng cách đầu tư vào dầu mỏ cho đến năm 2045, với chi phí ước tính là 14.000 tỷ USD, tức xấp xỉ 610 tỷ USD mỗi năm.
 
Trong bài báo cáo dài 298 trang này, ông Haitham Al Ghais viết: “Điều quan trọng là đạt được những mục tiêu này, vì lợi ích cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng”.
 
Chưa đầy tám tuần nữa, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc - COP28, sẽ diễn ra tại Dubai. Tại đây, hàng chục quốc gia sẽ cố gắng đặt ra mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá).
 
Mặt khác, ông Haitham Al Ghais cảnh báo: “Những lời kêu gọi ngừng đầu tư vào dự án mới là một sai lầm, và có thể sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn về năng lượng và kinh tế”. Ông cũng chỉ trích trực tiếp kịch bản do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vạch ra nhằm giúp thế giới đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Theo ông, “không có con đường duy nhất nào để đạt được mức trung hòa carbon”, đồng thời đảm bảo rằng dầu vẫn sẽ “chiếm thị phần ưu thế”.
 
Đầu tư xanh rơi vào tụt hậu
 
Vào năm 2021, IEA đã làm cả thế giới ngạc nhiên (và làm các nước khai thác dầu tức giận) khi kêu gọi hủy bỏ tất cả những dự án thăm dò hydrocarbon mới. Gần đây, IEA cho biết: “Không cần thiết phải có dự án dầu khí dài hạn mới ở thượng nguồn”. Trong kịch bản của IEA, nhu cầu dầu sẽ sụt giảm xuống còn 24 triệu thùng/ngày vào năm 2050, nhờ sự gia tăng của năng lượng sạch.
 
Dù trong tình huống nào, IEA cũng dự đoán rằng nhu cầu dầu sẽ bắt đầu giảm trong thập kỷ này.
 
Ngược lại, kịch bản tham chiếu (hoặc trọng tâm) của OPEC bảo vệ " cách thức tiếp cận thực tế đối với nhu cầu năng lượng"; khẳng định rằng "không có giải pháp nào là duy nhất nhằm đáp ứng lượng nhu cầu không ngừng gia tăng về năng lượng".
 
Những lời phát biểu có điểm tương đồng với ý kiến của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, các thành viên của OPEC và các nhà tổ chức COP28. Người chủ trì COP28 – Tiến sĩ Sultan Al Jaber, cũng nhắc lại rằng thế giới chưa thể ngắt kết nối hệ thống năng lượng hiện tại; cần phải bắt đầu bằng cách nâng gấp ba lần công suất của những nguồn năng lượng tái tạo.
 
Về chủ đề này, OPEC khẳng định rằng "những mục tiêu đầy tham vọng" của các nền kinh tế phát triển theo hướng năng lượng carbon thấp đang "ngày càng mâu thuẫn với thực tế", với những khoản đầu tư "bị giảm lại" và quyết định dần rời khỏi quỹ đạo khí hậu.
 
Tuy nhiên, OPEC đã nghiên cứu hai kịch bản khác, bao gồm một kịch bản có nhiều năng lượng tái tạo hơn, với dự báo nhu cầu dầu giảm 18 triệu thùng/ngày so với kịch bản năm 2045 (tức 116 triệu). Trong khi một kịch bản khác, đưa giả sử về khả năng tăng trưởng kinh tế cao hơn và ít phối hợp chính sách khí hậu hơn, nhu cầu dầu sẽ tăng 6,3 triệu thùng/ngày vào năm 2045 so với mức 116 triệu USD dự kiến ​​trong kịch bản tham chiếu.
 
Dù vậy, vào phút cuối, OPEC đã chọn ủng hộ những công nghệ thu giữ carbon, gọi đó là “một phần bắt buộc cho giải pháp” của các công ty dầu mỏ. Dù vậy, những công nghệ này vẫn cần thêm thời gian hoàn thiện.