• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 6:59:38 SA - Mở cửa
Lãi 'mỏng như lá lúa', ông lớn ngành xây dựng thắt chặt chi tiêu
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 02/11/2023 8:28:41 SA

Mùa báo cáo tài chính quý III gần như đã ngã ngũ, kết quả cho thấy màu xám vẫn đang bao trùm bức tranh chung ngành xây dựng với những thông số giảm áp đảo. Một số ít doanh nghiệp báo lãi nhưng tình hình “sức khỏe” vẫn lung lay dữ dội.

Năm 2023, Fecon (FCN) cũng đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.800 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với kết quả thực hiện năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 125 tỷ đồng, tăng 140%. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm chỉ ra mục tiêu trên là một thách thức không nhỏ.

Cắt giảm tối đa chi phí

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất của FCN, trong quý III/2023, doanh thu thuần của công ty đạt 547 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận gộp đạt 80 tỷ đồng, giảm 20%.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của FCN đạt 1.830 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Do giá vốn được cải thiện mạnh, lợi nhuận gộp tăng 11%, đạt 328 tỷ đồng. Khấu trừ các loại chi phí, FCN có lợi nhuận trước thuế 7 tỷ đồng, giảm 48%, lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, để làm ăn có lãi, FNC đã nỗ lực tiết giảm hàng loạt khoản chi phí như chi phí tài chính giảm 20% còn 45 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm 49% còn 3,5 tỷ đồng, hay chi phí quản lý giảm 12% còn 45 tỷ đồng…

Ngành xây dựng vẫn đối diện nhiều thách thức dù các doanh nghiệp đang bắt đầu vực dậy từ đáy.

Việc cắt giảm chi phí tối đa cũng là tình cảnh chung của nhiều ông lớn ngành xây dựng. Điển hình như Hưng Thịnh Incons (HTN), công ty đã tiếp tục triển khai tái cấu trúc theo hướng tinh gọn, tối ưu hóa chi phí đồng thời phát huy tối đa năng lực đội ngũ nhân sự. Chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục giảm so với quý trước.

Tính chung 9 tháng năm 2023, công ty tiết giảm 52,36% chi phí quản lý doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022. Việc thắt chặt chi phí phát sinh giúp doanh thu thuần hợp nhất của HTN đạt hơn 2.446 tỷ đồng trong 9 tháng, hoàn thành 58,2% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 27 tỷ đồng, hoàn thành 54,05% kế hoạch năm, tăng nhẹ so với mức lợi nhuận sau thuế 25 tỷ đồng của giai đoạn bán niên.

Trong khi đó, Tổng công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (CC1) đã tiết giảm mạnh mẽ các loại chi phí hoạt động, đồng thời ghi nhận 47 tỷ đồng doanh thu tài chính, 3 tỷ đồng lãi trong công ty liên doanh, liên kết. Nhờ vậy, CC1 đã kết thúc quý III/2023 với khoản lãi trước thuế 24 tỷ đồng, tăng 50%, lãi sau thuế 18 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của CC1 đạt 3.051 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mảng cốt lõi là xây lắp vẫn cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu. Kết quả, CC1 có lãi trước thuế sau 3 quý đạt 56 tỷ đồng, tăng 5%, khấu trừ thuế, lãi còn 37 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Khó khởi sắc trong ngắn hạn

Có thể thấy, bức tranh tài chính ngành xây dựng vẫn chìm trong sắc xám, dù đang le lói nhiều tia sáng hơn. Việc doanh thu không có nhiều đột phá, chất lượng lợi nhuận thấp kỷ lục khiến phần lớn nhà thầu xây dựng vẫn đối diện với hàng loạt thách thức trong quá trình phục hồi.

Ngay cả ông lớn hàng đầu như Hòa Bình cũng tiếp tục trải qua một quý kinh doanh không mấy khả quan. Theo đó, tổng lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 9 lên tới gần 3.000 tỷ đồng, cao gấp 8 lần vốn chủ sở hữu. Giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp giảm 86% còn 40 tỷ đồng, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III.

Năm 2023, Xây dựng Hòa Bình đặt kế hoạch tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức ngày 17/10 vừa qua, ông Lê Viết Hiếu, Phó Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình, thừa nhận khả năng để doanh nghiệp đạt được kế hoạch thật sự khó khăn.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu mảng xây dựng của HBC, các chủ đầu tư vẫn chưa xử lý được vấn đề pháp lý cũng như bán hàng. Trước đó, HBC có kế hoạch chuyển nhượng 100% vốn tại công ty con là công ty TNHH Máy Xây dựng Matec cho Ashita Group, dự kiến thu về 1.100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy bỏ, vì vậy ước tính doanh thu hợp nhất năm 2023 của Hòa Bình sẽ đạt 7.800 tỷ đồng, còn lợi nhuận âm. Nếu điều này thực sự xảy ra, HBC nhiều khả năng sẽ bật khỏi tốp 2 doanh nghiệp xây dựng dẫn đầu sau nhiều năm cùng Coteccons “thống trị”.

Báo cáo về tình hình các doanh nghiệp thành viên trong tháng 10/2023, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), nhấn mạnh sự kết hợp giữa lực cầu suy yếu, lạm phát cao, gánh nặng nợ tạo nên khó khăn thực sự cho một số doanh nghiệp.

Trong đó, doanh nghiệp xây dựng, bất động sản ở TP.HCM hầu hết khó khăn do nợ nần chồng chất, không thu hồi được nợ... Thậm chí nhiều doanh nghiệp nhỏ lâm vào cảnh phá sản, hoặc “chết lâm sàng” (tạm dừng hoạt động).

“Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản hầu hết khó khăn do nợ nần chồng chất không thu hồi được nợ và khó có khả năng trả nợ trái phiếu. Sự đóng băng của thị trường bất động sản làm cho các doanh nghiệp xây dựng không có đơn hàng, kinh doanh đình đốn. Do không có vốn kinh doanh nên việc tiếp cận dự án đầu tư công khó khả thi, kết quả là hàng loạt đơn vị xây dựng, bất động sản nhỏ lâm vào tình trạng phá sản”, báo cáo của HUBA nêu. 

Rõ ràng, trong bối cảnh “sức khỏe” nền kinh tế còn nhiều biến động, thách thức vẫn đang chờ đợi các nhà thầu, buộc các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều phải tính tới việc mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực nằm ngoài thế mạnh như xây dựng hạ tầng giao thông, xây dựng công nghiệp hay thậm chí tham gia sâu rộng hơn vào các dự án đầu tư công…

Giới quan sát cũng nhận định, các nhà thầu xây dựng rất khó trở lại trong ngắn hạn, ít nhất là giữa năm 2024, bởi những khó khăn chung của thị trường bất động sản, trong khi các dự án hạ tầng đầu tư công đòi hỏi chặng đường dài hơi từ 3-5 năm, bất chấp Chính phủ đang có nhiều giải pháp tháo gỡ.

Hưng Nguyên