• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
18 Tháng Mười 2024 5:23:34 CH - Mở cửa
Intel và Việt Nam, không thể 'đi tắt đón đầu'
Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng | 20/11/2023 12:50:00 CH
Thông tin Intel dừng mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam, chuyển qua nước ngoài, đang nóng trên mạng và giới công nghệ. Tại sao Intel dừng chỉ có Intel mới biết lý do? 
 
 
Hồi tháng 10 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam có cả Intel, Google và gần chục công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ tham dự cuộc họp với Việt Nam, dấy lên bao mong đợi rồi đây mình sẽ đi xa.
 
Nhưng trong thực tế, từ khi manh nha ý tưởng đầu tư tới lúc thực hiện cần khá nhiều thời gian tìm hiểu nguồn lực như nhân lực, tài chính, nơi đặt trụ sở, rồi môi trường đầu tư, kể cả môi trường sản xuất. Các công ty Mỹ “không nghe lời” tổng thống và cũng không phải “đầu tư như là yêu nước”, mà họ nghe theo tiếng gọi của lợi nhuận. Đầu tư phải có lãi, an toàn, có chiến lược dài lâu, từ đó họ mới chi tiền.
 
Hiện nay Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào nhà máy Intel Việt Nam tại TPHCM, nên cũng là lẽ đương nhiên chúng ta hy vọng sau chuyến thăm của Tổng thống Biden Intel sẽ đổ thêm vốn. Nhưng thực ra có tin một nhà máy ở Ba Lan đã được Intel lựa chọn với mức vốn đầu tư (dự kiến) hơn 4 tỷ USD; rồi lại có tin Intel chuyển hướng mở rộng đầu tư sản xuất sang Malaysia.
 
Bởi, các ông trùm công nghệ buộc phải nghĩ rất kỹ, vì nhà máy sản xuất chip đâu phải “cái ba lô” thích là xách lên rồi đi. Còn tin do phía ta thiếu điện, hành chính lòng vòng (cái này cũng không sai lắm) nên Intel bỏ cuộc cũng hẳn chưa đúng, bởi Intel phải nghĩ kỹ cho dài hạn, đã bỏ vào 3-4 tỷ USD cũng phải an toàn và lãi kha khá, nếu không đầu tư làm gì.
 
Đúng hôm nghe tin liên quan đến Intel “từ chối” mở rộng đầu tư vào Việt Nam (tin trên Reuters), cũng là lúc tôi ngồi quán cà phê Muối với một bạn học cũ thời còn du học. Bạn tốt nghiệp Vật lý bán dẫn, về nước làm cho Bộ Quốc phòng khá lâu, chuyên nghiên cứu về chip, nhưng rồi do miếng cơm manh áo, giờ đã thành Việt kiều yêu nước.
 
Khi hỏi chuyện chip, anh như bừng tỉnh sau bao nhiêu năm tưởng như đã bỏ nghề. Anh bảo sản xuất chip có 3 công đoạn là thiết kế, sản xuất wafer (vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp), cắt và đóng gói.
 
×
Riêng wafer có hình tròn do giống như tinh thể của hạt cát (tên gọi có lẽ vì trông giống loại bánh cũng hình tròn có tên là wafer khi ăn hay rưới thêm mật ong, đại loại trông khá ngon ăn). Và anh nhận xét, người Việt tài giỏi, chịu khó học hỏi, sáng tạo, nhưng cũng khó làm được công đoạn thiết kế như Tây, vì đơn giản hôm nay chúng ta mới bắt đầu.
 
Cuối những năm 1970, Việt Nam đã lắp ráp thành công chiếc máy vi tính đầu tiên và các đoàn Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản đến thăm nườm nượp. Rồi chính từ đây, Đài Loan bắt đầu chính sách thu hút đầu tư về lĩnh vực sản xuất bán dẫn (sau khi tham quan Việt Nam). Và giờ ai cũng biết, kể từ đó đến nay, sau cả thập niên, Đài Loan mới đạt được thành công vang dội về sản xuất bán dẫn như hiện nay.
 
Sản xuất wafer cũng khó hơn, vì nhà máy này đặc biệt, công nghệ đặc biệt, đội ngũ đặc biệt, nhà máy phải sạch, trong khu lắp ráp không có bụi, người vào phải mặc áo bảo hộ. Riêng về khâu chuẩn bị này Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được, nên cần phải chuẩn bị khá lâu mới đủ điều kiện sản xuất.
 
Rồi anh bạn bảo, công đoạn cắt tấm wafer và đóng gói “dân ta làm ngon” vì hiện nay đang có nhà máy làm ở TPHCM. Tuy vậy, làm công đoạn này không học được nhiều về công nghệ chế tạo chip, mà Việt Nam đang có nhiều công ty lớn như FPT, Viettel, VinGroup đang rất muốn làm chủ. Cuối cùng anh bạn tôi kết luận, Intel không mở rộng (có lẽ là phân khúc sản xuất) cũng là cơ hội cho mình.
 
Cứ làm tốt công đoạn 3, rồi môi trường thông thoáng, đội ngũ giỏi (cái này cần vài thập niên), Intel thấy hay họ tiếp tay cho ta sản xuất. Thiết kế cần chất xám cao cấp, sản xuất chip cần nền tảng công nghệ, môi trường kinh doanh, đội ngũ công nghệ, điều này cho thấy Việt Nam vẫn chưa “đi tắt đón đầu” ngay được.
 
Còn tôi, một người từng tham gia dạy (viết phần mềm) máy vi tính đầu tiên ở Việt Nam, có lúc cũng từng mơ mộng như nhiều người làm chip bây giờ, vẫn ngồi lại quán với ly cà phê dù tên là “Muối” nhưng không mặn, tiếp tục mơ ngọt ngào như bánh wafer rưới mật ong…