• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 5:58:35 CH - Mở cửa
“Bức tranh” xán lạn của ngành logistics Đà Nẵng
Nguồn tin: Doanh nghiệp công bố | 30/11/2023 5:35:00 CH
Đà Nẵng đang hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm logistics, cửa ngõ giao nhận, vận chuyển về đường bộ, đường biển và đường hàng không với các địa phương, quốc gia trên hành lang kinh tế Đông – Tây, trong khu vực ASEAN và quốc tế; hình thành các trung tâm logistics hạng I, hạng II và các trung tâm logistics chuyên dụng.
 
 
Cảng Tiên Sa là điểm trung chuyển hàng hóa lớn qua đường biển của Đà Nẵng và khu vực miền Trung
 
Cảng Liên Chiểu – “thỏi nam châm” logistics
 
Năm 2023, Cảng Liên Chiểu (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của Đà Nẵng về lĩnh vực logistics. Dự án Bến cảng Liên Chiểu – Phần hạ tầng dùng chung có tổng mức đầu tư hơn 3.426 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 12/2022, thời gian thực hiện 1.380 ngày và dự kiến hoàn thành cuối tháng 11/2025.
 
Về quy mô, Cảng Liên Chiểu sẽ hình thành khu bến container 114 ha, khu bến tổng hợp 58 ha tiếp nhận tàu container, tổng hợp có trọng tải 100.000 DWT (sức chở từ 6.000 – 8.000 TEUs) lên đến 200.000 DWT (sức chở 18.000 TEUs); khu bến thủy nội địa 38 ha tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 DWT để tiếp chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa và ven biển, giảm ách tắc hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ.
 
Không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia, Cảng Liên Chiểu còn là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc xúc tiến thu hút đầu tư, tạo sự liên kết vùng thuận lợi. Nơi này sẽ trở thành cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, điểm trung chuyển hàng hoá của hành lang kinh tế Đông – Tây và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của không chỉ Đà Nẵng, mà còn đối với cả khu vực miền Trung.
 
Xét về góc độ kinh tế, cảng này sẽ là tiền đề cho việc cân bằng tỷ trọng kinh tế của Đà Nẵng, tạo ra thế “kiềng 3 chân” vững chãi khi Đà Nẵng có thể phát huy đồng thời các thế mạnh về kinh tế cảng biển – logistics, khu công nghiệp và du lịch.
 
Anh Ngô Đình Khánh, người dân phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) tin tưởng, cùng với các Khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh và nhiều khu đô thị lớn đã hình thành, Cảng Liên Chiểu không chỉ góp phần “kích cầu” kinh tế của TP. Đà Nẵng, mà người dân quận Liên Chiểu cũng sẽ trực tiếp được hưởng lợi từ việc giải quyết việc làm tại chỗ và phát triển dịch vụ đi kèm.
 
Ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng cho biết, tính đến cuối tháng 10/2023, Dự án Bến cảng Liên Chiểu đã thi công đạt 15,8% giá trị khối lượng hợp đồng (đạt khoảng 416 tỷ đổng), giá trị khối lượng nghiệm thu hơn 409 tỷ đồng. Dự án đang đảm bảo tiến độ, chất lượng và phấn đấu sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025.
 
Tính đến cuối tháng 10/2023, Dự án Xây dựng bến cảng Liên Chiểu – Phần hạ tầng dùng chung đã giải ngân được hơn 1.036 tỷ đồng, đạt hơn 30%. Trong đó, phần khối lượng thi công công trình đã đạt khoảng 370/2.630 tỷ đồng tổng vốn đầu tư của Dự án, tương ứng với 14,07% khối lượng.
 
Kiểm tra thực tế vào ngày 11/11/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhìn nhận: “Liên Chiểu là cảng nước sâu, cảng loại 1 và tiến tới là cảng đặc biệt, có vị trí rất quan trọng. Là điểm kết nối Hành lang kinh tế Đông – Tây quốc tế, cũng là cửa ngõ của cả miền Trung vươn ra với thế giới. Theo tính toán, đến năm 2045, hàng năm, Cảng Liên Chiểu có thể tiếp nhận lên đến hơn 100 triệu tấn hàng thông qua. Sự phát triển của cảng này sẽ làm cho thế “chân kiềng” của TP. Đà Nẵng ngày càng bền vững và cân đối hơn. Đó là kinh tế biển cảng, logistics – công nghiệp và dịch vụ”.
 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, quá trình thi công dự án ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Nhưng Đà Nẵng muốn hướng đến thành phố sáng – xanh – sạch – đẹp, hiện đại thì phải có bước này.
 
“Sau này, khu vực sẽ thành khu vực đô thị cảng, có chính quyền cảng, rất phát triển, rất đẹp và kêu gọi được các nhà đầu tư “đại bàng” vào đây nữa thì sẽ là động lực dài hạn cho Đà Nẵng phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
 
Đặc biệt, theo UBND TP. Đà Nẵng, Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân đang được triển khai về thủ tục trong tương lai sẽ đồng hành, bổ trợ để phát triển Dự án Cảng biển Liên Chiểu vốn được định hướng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, đảm nhận vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung.
 
Hình thành các cụm trung tâm logistics tập trung
 
Theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 2/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đà Nẵng được định hướng phát triển các ngành logistics – vận tải, kho bãi tăng trưởng trên 11%/năm. Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm logistics, cửa ngõ giao nhận, vận chuyển về đường bộ, đường biển và đường hàng không với các địa phương, quốc gia trên hành lang kinh tế Đông – Tây, trong khu vực ASEAN và quốc tế; hình thành các trung tâm logistics hạng I, hạng II và các trung tâm logistics chuyên dụng.
 
Đà Nẵng hướng đến xã hội hóa các dịch vụ vận tải, vận tải đường thủy và các tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; tăng cường vận tải công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.
 
Đặc biệt, theo phương án phát triển các khu chức năng tại Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thì 1 trong 6 khu vực có vai trò động lực là Tổ hợp đô thị Cảng Liên Chiểu, trung tâm dịch vụ logistics gắn với Cảng Liên Chiểu. Còn theo phương án phát triển hạ tầng thương mại tại Quy hoạch trên, Đà Nẵng định hướng sẽ hình thành các cụm trung tâm logistics tập trung, trong đó có 1 trung tâm logistics cấp vùng và các cụm trung tâm logistics phụ trợ.
 
Cụ thể là Trung tâm logistics Cảng Liên Chiểu (trung tâm logistics cấp vùng, hạng I); Trung tâm logistics đường sắt; Trung tâm logistics Khu công nghệ cao Đà Nẵng; Trung tâm logistics Hòa Nhơn kết hợp cảng cạn; Trung tâm logistics Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
 
Đồng thời, Đà Nẵng sẽ phát triển các trung tâm logistics và các kho bãi khác tại các khu, cụm công nghiệp và trên các đường tránh của tuyến đường cao tốc (Trung tâm logistics Hòa Phước, Trung tâm logistics Hòa Phú, Trung tâm logistics Hòa Hiệp Bắc…).
 
Ngày 8/9/2023, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ khởi công Dự án Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu với tổng vốn đầu tư hơn 1.203 tỷ đồng. Theo Ban quản lý các dự án hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng, việc nghiên cứu, đầu tư tuyến đường giao thông kết nối giữa khu bến Liên Chiểu với hệ thống giao thông quốc gia là cần thiết, đảm bảo đồng bộ với tiến trình đầu tư, khai thác các bến cảng.
 
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, việc đầu tư xây dựng hoàn thành Dự án Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu sẽ cùng với trục đường cao tốc Bắc – Nam đang được triển khai và tuyến đường sắt quốc gia qua địa phận Đà Nẵng sẽ tạo nên ưu thế tiếp cận chiến lược, đa phương thức cho việc khai thác Cảng Liên Chiểu, xứng tầm vị thế một cảng biển đặc biệt trong tương lại.
 
“Tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải trong thời gian đến, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng Liên Chiểu đến mạng lưới đường bộ quốc gia và ngược lại, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực do hoạt động vận tải đối với môi trường cũng như an toàn giao thông khu vực. Dự án cũng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển giữa Phân khu cảng Liên Chiểu, các Khu công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng và trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên với cảng Liên Chiểu”, ông Chinh chia sẻ.
 
Cùng với Cảng Liên Chiểu, trong tương lai, Đà Nẵng còn xây dựng Ga Trung tâm logistics đường sắt tại khu vực xã Hòa Liên, gần nút giao cắt của đường sắt quốc gia, đường bộ quốc gia và đường vành đai thành phố; quy hoạch các tuyến đường sắt chuyên dùng kết nối giữa Đường sắt quốc gia, Ga Trung tâm logistics đường sắt với Cảng biển Liên Chiểu và các đầu mối có nhu cầu thu gom, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Khu bến Tiên Sa cũng từng bước chuyển đổi công năng thành bến cảng du lịch quốc tế phù hợp tiến trình đầu tư, khai thác khu bến Liên Chiểu.
 
Tận dụng lợi thế thông qua các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối giữa Đà Nẵng, các địa phương trên tuyến tại Việt Nam với các tỉnh Nam Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, ngành logistics Đà Nẵng hứa hẹn sẽ hướng đến “bức tranh” tương lai đầy xán lạn.

Cổ phiếu liên quan