Theo Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ Latinh và Caribe trong nửa đầu năm 2023 đã giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) cho biết giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ Latinh và Caribe trong nửa đầu năm 2023 đã giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái do giá cả giảm (-4,7%) và mức tăng trưởng xuất khẩu hạn chế (2,9%).
Trong báo cáo “Giám sát thương mại và hội nhập” công bố cùng ngày, IDB lưu ý rằng các chỉ số gần đây nhất cho thấy xu hướng giảm vẫn tiếp tục trong những tháng tới.
Theo IDB, sau khi kết thúc giai đoạn phục hồi thương mại sau đại dịch, nền kinh tế thế giới đang trải qua “những thay đổi sâu sắc” do sự gia tăng của các xung đột địa chính trị, xu hướng thắt chặt tiền tệ của các nước và tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Xung đột Nga-Ukraine, lạm phát kéo dài và hậu quả là việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nước tiên tiến là những “cú sốc” chính. Thêm vào đó là nguy cơ bất ổn ngày càng tăng ở Trung Đông.
Trong báo cáo, IDB nêu bật tính cấp thiết phải ứng phó với những thách thức quan trọng như an ninh lương thực và biến đổi khí hậu bởi những yếu tố này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của khu vực trong những năm tới.
Các hiện tượng khí hậu bất lợi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp của một số quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe.
Các chuyên gia của IDB nhận định rằng hiện tượng tăng tốc kinh tế của Trung Quốc vào đầu năm 2023 sau khi dỡ bỏ chính sách "Không COVID" chỉ là tạm thời và "bộc lộ một số thách thức cơ cấu sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế và thương mại toàn cầu”.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ Latinh và Caribe bước vào giai đoạn suy giảm, mặc dù không nhiều như thương mại thế giới, trong khi doanh số bán dịch vụ giảm nhẹ.
Dữ liệu của IDB cho thấy trong suốt năm 2023, các dấu hiệu suy giảm hiệu quả thương mại khu vực đã trở nên rõ ràng hơn và các dự báo cho thấy xu hướng này đang lan rộng.
Mức giảm doanh số bán hàng trong khu vực (-0,6%) thấp hơn so với mức giảm doanh số bán hàng ngoài khu vực (-2,2%) trong nửa đầu năm 2023, trong khi tỷ trọng thương mại nội vùng tăng lên 15,2%.
Báo cáo kết luận rằng khu vực Mỹ Latinh phải đối mặt với một kịch bản bên ngoài đầy thách thức do nhu cầu năng động thấp hơn, sự phân mảnh địa chính trị lớn hơn, chính sách công nghiệp tích cực hơn của các đối thủ cạnh tranh toàn cầu và các yêu cầu pháp lý mới do chương trình nghị sự về khí hậu đặt ra.