• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
02 Tháng Hai 2025 10:43:05 SA - Mở cửa
Công nghiệp hóa chất Đức gặp khó khi giá khí thiên nhiên tăng cao
Nguồn tin: Vinachem | 19/03/2023 3:15:00 CH
Hiệp hội Công nghiệp hóa chất Đức (VCI) cho biết, năm 2022 sản xuất hóa chất và dược phẩm tại đây giảm so với năm trước do giá nguyên liệu và chi phí năng lượng tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp nói chung trong cả nước cũng như trên thế giới. Theo ước tính của VCI, sản lượng hóa chất và dược phẩm năm 2022 của Đức giảm 5,5%, tuy doanh số tăng 16% nhờ giá bán tăng. Những công ty hóa chất cỡ trung là những công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất.
 
 
Những thách thức về nguồn cung năng lượng
 
VCI cảnh báo, công nghiệp hóa chất (CNHC) Đức đang đứng trước những thách thức lớn với các hợp đồng cung ứng năng lượng hiện tại cũng như khi ký các hợp đồng mới. Đặc biệt, các công ty cỡ vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn khi đàm phán và ký mới các hợp đồng cung ứng  năng lượng sắp tới, trong khi đó lượng khí thiên nhiên dự trữ đang giảm dần khi mùa đông đến.
VCI cũng cho rằng các công ty hóa chất sẽ gặp khó khăn hơn khi đưa chi phí vật liệu và năng lượng tăng thêm vào giá sản phẩm vì nhu cầu tiêu thụ hiện đang suy yếu.
 
Chính phủ Đức sẽ chi 83,3 tỉ Euro cho kế hoạch định mức giá trần khí thiên nhiên trong năm 2023 để bảo vệ nền kinh tế của mình.
 
Chiến tranh Nga-Ucraina đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng trong CNHC Đức. Giá khí thiên nhiên chiếm 44% tiêu thụ năng lượng của ngành hóa chất Đức và cũng là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất hóa chất - khoảng 30% các sản phẩm hóa chất đòi hỏi phải sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên.
 
Khoảng một nửa lượng nhập khẩu khí thiên nhiên của Đức đến từ Nga. Hơn nữa, hơn một nửa số công ty hóa chất Đức đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu, dự báo tình trạng này sẽ còn tiếp tục ít nhất cho đến nửa đầu năm 2023.
 
Khi các nước phương Tây tăng cường ủng hộ Ucraina, Nga đã thắt chặt nguồn cung khí thiên nhiên mà châu âu đang phụ thuộc. Nguồn cung khí thiên nhiên từ Nga đã giảm 50% kể từ đầu năm và có khả năng sẽ còn giảm tiếp, trong khi đó giá khí thiên nhiên đã tăng gần gấp đôi. Theo các nguồn tin thị trường, một số nhà máy hóa chất châu âu phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng và nguyên liệu là khí thiên nhiên đang phải vận hành ở 40-50% công suất. 
 
Khó khăn trong xuất nhập khẩu hóa chất
 
Giá nhập khẩu hóa chất cho sản xuất tại Đức đã tăng mạnh. Trong tháng 5/2022, giá nhập khẩu một số hóa chất vô cơ cơ bản vào Đức đã tăng hơn 65% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu các thành phần cho sản xuất phân bón đã tăng mạnh 170%.
 
Trong tháng 5/2022, xuất khẩu các sản phẩm hóa chất của Đức sang Nga đã giảm 49% và sang Ucraina giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. 
 
Theo các chuyên gia thị trường, hiện không có dấu hiệu về sự cải thiện trước mắt trong thương mại quốc tế với Nga. Trong một cuộc khảo sát, 40% các công ty hóa chất Đức cho biết đã ngừng xuất khẩu sang Nga, 29% các công ty dự kiến sẽ không tiếp tục quan hệ xuất khẩu với Nga.
 
Kết quả sản xuất kinh doanh suy yếu
 
Tình hình kinh tế suy yếu tại châu âu và chi phí năng lượng tăng cao đã ảnh hưởng bất lợi đến kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty hóa chất Đức. 
 
Trong số các quốc gia sản xuất hóa chất hàng đầu châu âu, CNHC Đức ghi nhận mức sụt giảm sản lượng lớn nhất là 10,5% trong 11 tháng đầu năm 2022, riêng tháng 11/2022 giảm 20,6%. Trong khi đó, sản lượng CNHC châu âu giảm 4,5% trong 11 tháng đầu năm 2022, riêng tháng 11/2022 giảm 13,5%.   
 
Trong bối cảnh trên, Tập đoàn hóa chất BASF - tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới - đã phải đưa ra kế hoạch cắt giảm chi phí gần 500 triệu USD trong 2 năm tới. 
 
Tuy doanh thu năm 2022 của BASF tăng so với năm trước, nhưng đó là nhờ giá bán của các sản phẩm tăng và đồng USD mạnh khiến cho kết quả tính theo đồng Euro tăng. Trên thực tế, khối lượng bán hàng đã giảm. Thu nhập ròng năm 2022 của BASF giảm mạnh xuống mức -1,376 triệu Euro so với mức 5.523 Euro trong năm trước.