• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:55:17 CH - Mở cửa
“Khoác thêm lớp áo” Công ty chứng khoán, Finhay Việt Nam liệu có dễ “hút” tiền từ khách hàng?
Nguồn tin: Đại biểu nhân dân | 22/03/2023 7:45:00 SA
Finhay đã rót hàng trăm tỷ vào thương vụ giải cứu VNSC. Giới chuyên gia cho rằng, bản chất của việc mua bán này không chỉ để giải cứu VNSC mà Finhay đang “tự cứu chính mình” để có thể công khai chuỗi hoạt động dịch vụ đầu tư tài chính, dễ dàng huy động vốn.
 
 
“Tự cứu chính mình” qua thương vụ mua lại Công ty chứng khoán thua lỗ
 
Hiện nay, các công ty Fintech đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đáng chú ý trong đó là Finhay do Công ty Cổ phần Finhay Việt Nam thành lập năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng. 
 
Finhay tự giới thiệu là ứng dụng kết nối nhà đầu tư với các kênh tài chính, các kênh này đầu tư, đưa ra cam kết sinh lời và chuyển lợi nhuận cho khách hàng. Cam kết là thế nhưng kết quả kinh doanh của Finhay lại không mấy khả quan nếu không muốn nói là "ảm đạm".
 
 
Nhìn lại quá trình kinh doanh của Finhay, năm 2017, doanh nghiệp chỉ ghi nhận khoản doanh thu "cò con" ở mức hơn 6 triệu đồng. Đến năm 2018, doanh thu tăng trưởng lên mức 87 triệu đồng, năm 2019 đạt 303 triệu đồng. Năm 2020 đánh dấu bước nhảy vọt doanh thu của Finhay khi đạt mức 2,8 tỷ đồng và đến hết năm 2021 đạt mức gần 14 tỷ đồng. 
 
Mặc dù năm 2021 doanh thu tăng mạnh so với 2017 nhưng năm 2021 Finhay gặp phải tình trạng giá vốn vượt qua doanh thu dẫn tới khoản lỗ gộp hơn 2 tỷ đồng và cũng là lần lỗ gộp đầu tiên kể từ 2017 đến 2021.
 
Ở chiều ngược lại với doanh thu, từ năm 2017 đến 2021, Finhay Việt Nam liên tục ghi nhận lỗ sau thuế. 
 
Cụ thể, năm 2017, Finhay Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 5 triệu đồng, lỗ 933 triệu đồng năm 2018, lỗ 417 triệu năm 2019, lỗ 21 tỷ đồng năm 2020 và lỗ gần 63 tỷ đồng năm 2021.
 
Trải qua một thời gian dài kinh doanh “bết bát” như nêu trên nhưng vào tháng 6.2022, Finhay thông báo việc hoàn tất mua lại Công ty cổ phần Chứng khoán Vina (VNSC), trở thành một trong những Fintech đầu tiên tại Việt Nam sở hữu một công ty có giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán.
 
Điều đáng nói, trước khi về tay Finhay, VNSC có kết quả kinh doanh bết bát. Tính tới ngày 31.12.2021, Công ty đang lỗ luỹ kế 263,1 tỷ đồng và 2 lần bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt (lần 1 từ ngày 23.4 – 22.8.2021, lần 2 từ ngày 17.9.2021 – 16.3.2022) do kinh doanh thua lỗ kéo dài.
 
Theo dữ liệu được công bố, Finhay đã rót hàng trăm tỷ vào thương vụ giải cứu VNSC. Giới chuyên gia cho rằng, bản chất của việc mua bán này không phải Finhay giải cứu VNSC mà Finhay đang “tự cứu chính mình” để hoàn thiện chuỗi hoạt động dịch vụ tài chính của mình.
 
Hợp thức hoạt động tài chính?
 
Nói Finhay “tự cứu chính mình” là có cơ sở, bởi lẽ Sau khi mua lại Chứng khoán Vina, Finhay đã thông tin trên website của Công ty về việc sẽ tiến hành chuyển đổi các sản phẩm tài chính khách hàng thực hiện mua/bán sang đơn vị này, thay vì thực hiện uỷ thác quản lý danh mục đầu tư cho Công ty cổ phần quản lý Quỹ Thiên Việt như trước đây.
 
Đồng thời, Finhay công bố để VNSC trở thành đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cho các quỹ đầu tư. Khi trở thành đại lý phân phối chứng chỉ quỹ, VNSC cũng sẽ thay mặt các công ty quản lý quỹ quản lý, phân phối sản phẩm và ghi nhận thông tin nhà đầu tư, lệnh đầu tư theo pháp luật hiện hành.
 
Đáng chú ý, đầu tháng 9.2022, Chứng khoán Vina đã thông qua giao dịch cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán giữa VNSC với Finhay Việt Nam. Theo đó, VNSC sẽ chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán chưa niêm yết cho Finhay. Đổi lại, VNSC sẽ nhận phí dịch vụ bằng 1% tổng giá trị giao dịch chứng khoán được môi giới thành công.
 
Bằng việc “khoác thêm lớp áo” công ty chứng khoán Finhay đã hoàn thiện được chuỗi cung cấp sản phẩm - dịch vụ đầu tư tài chính của mình. Cụ thể, Finhay trở về đúng nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ với ứng dụng đầu tư tài chính và VNSC là công ty nhận uỷ thác đầu tư và quản lý tài sản.
 
Mập mờ quảng cáo như “gửi tiết kiệm” ở ngân hàng
 
Theo thông tin công bố trên website finhay.com.vn, Finhay không đưa ra bất kỳ lời chào mời đầu tư vào một sản phẩm tài chính cụ thể nào tới khách hàng. Công ty đơn thuần chỉ cung cấp nền tảng công nghệ bao gồm hệ thống website và các ứng dụng trên điện thoại (gọi chung là Ứng dụng Finhay) để trợ giúp Người dùng tiếp cận các sản phẩm tài chính và quản lý tài chính cá nhân một cách đơn giản.
 
 
Finhay đưa ra quảng cáo về gửi tiền không kỳ hạn với mức lãi suất 6,0% cao hơn nhiều lần so với lãi suất của các ngân hàng
 
Đáng chú ý, với sản phẩm Tích luỹ do Finhay cung cấp và mời chào lãi suất cao, có nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Chẳng hạn, Finhay cung cấp các sản phẩm “tích luỹ” không thời hạn với lãi suất cao đến 6,0%. Finhay thậm chí còn kèm theo cam kết rút bất kỳ khi nào lợi nhuận vẫn cố định và đưa ra thông báo được phát hành bởi ngân hàng và các định chế tài chính. Đối với các kỳ tích luỹ 21 ngày, 3 tháng, 9 tháng, 12 tháng lãi suất còn cao hơn, lên đến 10%.
 
 
Ở kỳ hạ 12 tháng, lãi suất Finhay đưa ra tới 10%
 
Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại các ngân hàng hiện nay thường ở mức 0,1 - 0,2%/năm, tối đa là 1%/năm.
 
Theo tìm hiểu, Finhay đã tích cực huy động tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trong những năm vừa qua. Từ giữa năm 2020, các sản phẩm “tiết kiệm” của Finhay được đổi tên thành “tích lũy”, song bản chất sản phẩm hầu như không thay đổi.
 
Khi gửi tiền, người dùng không nhận về sổ tiết kiệm hay các giấy tờ chứng nhận gửi tiền tiết kiệm, các giao dịch giữa người dùng và ứng dụng đầu tư này được thực hiện theo Hợp đồng Hợp tác kinh doanh.
 
Finhay cho biết, tiền của người gửi dùng để mua các sản phẩm tài chính với tài sản cơ sở là các chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, trái phiếu do các ngân hàng hoặc định chế tài chính uy tín phát hành… Tuy nhiên, Công ty chưa công bố rõ ràng việc sẽ phân bổ tiền gửi vào các sản phẩm như thế nào, cũng như có cơ chế quản trị rủi ro đầu tư ra sao.
 
Việc ứng dụng đầu tư dù chỉ là trung gian gọi vốn, huy động vốn cho các quỹ đầu tư, nhưng lại miêu tả sản phẩm có các đặc điểm giống như sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng liệu có phải là một hành vi lách luật?
 
Theo thông tin được công bố, người sáng lập kiêm CEO Finhay là Nghiêm Xuân Huy, sinh năm 1991. Chủ nhân Finhay có gần mười năm du học tại Úc về tài chính thương mại và marketing trước khi trở về Việt Nam và lập Finhay năm 2017, cùng với ba người bạn có chuyên môn về công nghệ thông tin.
 
 
Nghiêm Xuân Huy - CEO của Finhay (nguồn ảnh: Finhay)
 
Mô hình huy động vốn “tích tiểu thành đại” của Finhay tập trung vào nhóm khách hàng phân khúc tích lũy tài sản thấp, để tiết kiệm chi phí thuê nhân lực tư vấn, môi giới.