• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 6:38:38 CH - Mở cửa
Ngành dệt may đề xuất kinh phí 435,6 tỷ đồng để thực hiện Chiến lược phát triển mới
Nguồn tin: Báo Hải quan | 25/03/2023 5:15:00 CH
Đó là nội dung được ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nêu lên tại hội nghị Ngày truyền thống Dệt may Việt Nam được tổ chức chiều 24/3 tại TPHCM.
 
 
Các chuyên gia thảo luận về những thách thức mà ngành dệt may đang phải đối mặt. Ảnh: N.H
 
Ông Trương Văn Cẩm cho biết, ngành dệt may là ngành công nghiệp phát triển nhanh nhờ hội nhập. Nếu như năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của ngành mới chỉ đạt 1,96 tỷ USD thì đến năm 2022 đã tăng lên 44,4 tỷ USD, chiếm 12% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Bangladesh. Ngành dệt may hiện cũng đang đứng đầu cả nước về thâm dụng lao động (khoảng 2 triệu lao động công nghiệp và gần 1 triệu lao động kinh doanh thương mại và dịch vụ).
 
Tuy nhiên, ngành dệt may đang đối mặt với nhiều hạn chế như thiếu tính liên kết theo chuỗi giá trị, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, đặc biệt dệt nhuộm tạo ra điểm nghẽn. Phần lớn doanh nghiệp trong ngành vẫn sản xuất theo hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp; tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian cao, hiệu quả thấp. Hiện rất ít doanh nghiệp xuất khẩu được bằng thương hiệu riêng…
 
Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Cẩm, là do việc đầu tư vào dệt nhuộm đòi hỏi vốn lớn, lao động trình độ kỹ thuật cao và không được ưu tiên do những quan ngại về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thiếu năng lực về quản lý chuỗi cung ứng, quản trị rủi ro, thiếu năng lực về thương mại, tiếp cận khách hàng, thiết kế sản phẩm.
 
Trong bối cảnh đó, vào cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1643/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035. Đáng chú ý, chiến lược này đưa ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2021-2030 đạt 6,8 – 7,2%, trong đó giai đoạn 2021-2025 phấn đấu đạt 7,5-8%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 50 – 52 tỷ USD và năm 2030 đạt 68 – 70 tỷ USD; tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may 2021 – 2025 đạt 51 – 55% và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 56 – 60%.
 
Đối với tầm nhìn đến 2035, chiến lược đưa ra mục tiêu phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu dệt may đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững và thời trang Việt Nam được ghi danh trên bản đồ thời trang thế giới với các sự kiện thời trang thu hút sự quan tâm và tham gia của các hãng thời trang nổi tiếng thế giới.
 
Nhìn vào thực tế của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, ông Trương Văn Cẩm đánh giá những mục tiêu đề ra trong chiến lược này là một áp lực lớn đối với ngành.
 
Theo đó để đạt được các mục tiêu đề ra trong chiến lược, Việt Nam cần thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp dệt may để chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu. Bởi lẽ hầu hết các KCN có hệ thống xử lý nước thải đều đã thu hút đầu tư lấp đầy như tại KCN dệt may Phố nối B, Bảo Minh, Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Bình An, Nhơn Trạch. Một số KCN như Rạng Đông, Phong Điền… tỷ lệ lấp đầy còn thấp, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về xử lý nước thải,
 
Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng cần phát triển khâu thiết kế, phát triển thương hiệu, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực…
 
Để làm được những việc này, bản thân ngành dệt may không thể đáp ứng được. Do đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất chương trình hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may theo chiến lược đến năm 2030 với kinh phí đề xuất là 435,6 tỷ đồng nhằm thực hiện 8 nhiệm vụ.
 
Một là khảo sát hiện trạng ngành dệt may Việt Nam để nắm bắt đúng tình hình thực tế cũng như nhu cầu của ngành. Hai là nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ sản xuất nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái tạo. Ba là hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh, xử lý nước thải, hóa chất, năng lượng tái tạo…
 
Thứ tư, hỗ trợ trong khâu thiết kế thời trang, thiết kế sinh thái, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Thứ năm, hợp tác với đối tác nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho khâu sản xuất NPL, đặc biệt là dệt, nhuộm hoàn tất và thiết kế tạo mẫu. Thứ sáu, đào tạo cho DN về quản lý sản xuất, quản lý chuỗi giá trị và khách hàng. Thứ bảy, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng và cuối cùng là hỗ trợ tăng cường năng lực cho Viện, Trường đại học, cao đẳng, dạy nghề
 
Thông tin về tình hình thị trường dệt may từ đầu năm đến nay, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho biết, kim ngạch xuất khẩu dệt may 2 tháng đầu năm 2023 mới chỉ đạt 5,53 tỷ USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện tại, sức mua vẫn tiếp tục giảm, lượng hàng tồn kho tại các nước nhập khẩu vẫn ở mức cao.
 
Theo ông Vũ Đức Giang, những vấn đề như cạnh tranh địa chính trị khu vực và toàn cầu, việc tăng lãi suất của FED, tình hình lạm phát, sức mua giảm, người tiêu dùng thắt hầu bao… tiếp tục là thách thức lớn đối với ngành dệt may. “Nhiều đơn hàng đã nhập nguyên phụ liệu, thậm chí sản xuất xong nhưng khách hàng yêu cầu dừng lại. Nhiều đơn hàng được ký mới nhưng giá rất thấp, trong khi đó chi phí lao động vẫn tiếp tục tăng… khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn” – ông Vũ Đức Giang chia sẻ.