• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 9:53:17 SA - Mở cửa
Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 trên thế giới
Nguồn tin: Thương hiệu và Công luận | 24/03/2023 7:56:10 SA
Đó là nhận định của nghiên cứu viên Shubham Rai, người Ấn Độ về chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam.
 
Nhận định của nghiên cứu viên Shubham Rai trong bài viết “Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” được đăng trên trang mạng Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột (IDSA) của Ấn Độ
 
 
Việt Nam có công suất điện mặt trời và điện gió được lắp đặt lớn nhất Đông Nam Á, vượt qua Thái Lan vào năm 2019. Trong 04 năm qua, Việt Nam tăng công suất năng lượng mặt trời và gió, với tỷ lệ điện trong sản xuất điện tăng từ mức gần như không có gì 04 năm trước lên 11% năm 2021. Tổng công suất điện mặt trời đạt 16.500 MW vào năm 2020, cao hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 850MW. Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều về tỷ trọng năng lượng mặt trời và năng lượng gió trong cơ cấu nguồn điện so với các nước khác trên thế giới.
 
Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 trên thế giới. Trong khi, điện mặt trời có mức tăng trưởng đáng kể nhất, công suất điện gió lắp đặt cũng tăng nhanh, đạt 600 MW vào cuối năm 2020, đứng thứ hai sau Thái Lan trong số các nước Đông Nam Á. Việt Nam có tiềm năng lớn về thủy điện và hiện chiếm 33% tổng sản lượng điện.
 
Chính phủ Việt Nam thực hiện nhiều kế hoạch và chính sách khác nhau để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Trong số các ưu đãi chính sách, đáng chú ý nhất là Chiến lược phát triển quốc gia, chương trình Biểu giá điện hỗ trợ (FiT) và Quy hoạch phát triển điện quốc gia.
 
 
Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 trên thế giới. Ảnh minh họa internet.
 
Thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu cần thiết làm nguyên liệu đầu vào để lắp đặt các nhà máy điện mặt trời cũng được miễn thuế. Tháng 12/2022, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng trị giá 15,5 tỷ USD với đối tác nước ngoài, bao gồm: Anh, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Quan hệ đối tác này nhằm đẩy nhanh việc giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.
 
Theo kế hoạch đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, Việt Nam dự kiến đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030 và mức phát thải ròng bằng 0 năm 2050, với mục tiêu tạo ra 60 GW năng lượng tái tạo vào năm 2030.
 
Tuy nhiên, hệ thống năng lượng của Việt Nam còn đối mặt với một số thách thức, trong đó có hiểm họa khí hậu như bão và lũ lụt. Việt Nam chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang một nước nhập khẩu năng lượng, gây ra những lo ngại về an ninh năng lượng. Để Việt Nam tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á về năng lượng bền vững, Việt Nam phải giải quyết những thách thức một cách hiệu quả.