• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 8:12:56 CH - Mở cửa
Tồn kho chip của Hàn Quốc cao nhất gần 3 thập kỷ: Bài toán khó của Samsung, SK hynix
Nguồn tin: VietNam Finance | 06/03/2023 10:15:00 CH
Theo dữ liệu mới nhất được công bố hôm 5/3, lượng hàng tồn kho chất bán dẫn của Hàn Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 26 năm, do bối cảnh kinh tế bất ổn làm giảm nhu cầu đối với chip, mặt hàng xuất khẩu chính của Seoul.
 
 
Tồn kho chip tăng cao
 
Theo dữ liệu do Statistics Korea tổng hợp, tỷ lệ tồn kho trên doanh số bán chip do các nhà sản xuất chip địa phương sản xuất đạt 265,7% trong tháng 1, mức cao nhất kể từ mức 288,7% được công bố hồi tháng 3/1997.
 
Tỷ lệ xuất khẩu chip cũng giảm 42,5% so với cùng kỳ xuống còn 5,69 USD tỷ vào tháng 2/2023.
 
Đáng chú ý, 2 nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu thế giới của Hàn Quốc là Samsung Electronics và SK hynix, không nằm ngoài xu hướng, cũng có lượng hàng tồn kho tăng đáng kể trong thời gian qua.
 
Theo các nguồn tin trong ngành, lượng tồn kho của Samsung đạt mức cao nhất mọi thời đại, ước tính trị giá tới 52.200 tỷ won (4,03 tỷ USD) tính đến quý IV năm ngoái, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ, lượng hàng tồn kho của SK cũng tăng tới 75%, lên tổng giá trị khoảng 15.600 tỷ won (1,2 tỷ USD).
 
Cơ hội cũng là thách thức mới
 
Lượng hàng tồn kho tăng lên tương đương với việc các công ty đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh, và có thể dẫn tới việc giảm sản lượng hoặc giảm giá chip để duy trì doanh số bán hàng, theo trang Korea Herald. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng, việc tồn kho chip tạo đà cho giá chip toàn cầu giảm, đi kèm với áp lực đầu tư từ phía Mỹ có thể khiến vấn đề ngày càng trầm trọng hơn.
 
Theo Korea Herald, cả Samsung và SK đang có lập trường thận trọng đối với thông báo mới nhất của chính phủ Mỹ về các chi tiết cụ thể của Đạo luật CHIPS và Khoa học, được triển khai hồi cuối tháng 2 nhằm "hồi sinh" ngành công nghiệp chip của Mỹ và đảm bảo chuỗi cung ứng.
 
Theo đạo luật trị giá 53 tỷ USD, các công ty mở rộng sản xuất hay đặt nhà máy tại Mỹ sẽ được nhận trợ cấp về đầu tư cũng như thuế từ chính phủ nước này. Tuy nhiên, đi kèm với khoản trợ cấp là những ràng buộc chính, hạn chế khả năng của người nhận trong việc mở rộng năng lực sản xuất chip ở các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, trong vòng 1 thập kỷ và cũng yêu cầu người nhận chia sẻ một phần lợi nhuận vượt mức với chính phủ Washington.
 
Vài ngày sau thông báo của chính quyền Biden về chương trình trợ cấp, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế của Mỹ cũng đã công bố một báo cáo lập luận rằng cả Đức và Hàn Quốc cần tham gia thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu mới “để ngăn chặn sự rạn nứt của quan hệ với Mỹ và dẫn đầu chuỗi giá trị chất bán dẫn toàn cầu”.
 
Tờ Korea Herald nhận định đạo luật mới của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho các công ty công nghệ toàn cầu, đặc biệt là các công ty có hoạt động kinh doanh song song tại cả Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, cơ hội nhận được tài trợ của Mỹ gần như một bài toán về sự lựa chọn, buộc Samsung và SK phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
 
Bài toán khó cho các công ty chip
 
Tuy nhiên, rất khó để một công ty riêng lẻ chọn đứng về phía nào trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng sâu sắc. Nếu các công ty lựa chọn không đăng ký tham gia chương trình trợ cấp, điều đó có thể báo hiệu cho Mỹ rằng các công ty không đứng về phía liên minh chip do Mỹ làm trung tâm mà đứng về phía Trung Quốc.
 
Theo nhận định của một số chuyên gia thị trường, chương trình trợ cấp của Mỹ có thể được coi là “chén thuốc độc” đối với hai nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, bởi họ phụ thuộc rất nhiều vào các cơ sở sản xuất chip nhớ ở Trung Quốc.
 
Theo đó, khoảng 40% tổng số bộ nhớ flash NAND của Samsung đang được sản xuất tại nhà máy ở Tây An, Trung Quốc, trong khi SK sản xuất một nửa tổng số DRAM ở Vô Tích, Trung Quốc.
 
Tại Mỹ, Samsung đang xây dựng một cơ sở sản xuất chip trị giá 17 tỷ USD ở Taylor, Texas và SK đang lên kế hoạch chọn một địa điểm đặt nhà máy đóng gói chip trong nửa đầu năm nay.
 
Nhà phân tích Kim Sun-woo của Meritz Securities cho biết: “Samsung Electronics và SK hynix phải xem xét liệu họ có duy trì hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc hay không và đâu có thể là chiến lược rút lui của họ”. Ông cũng chỉ ra rằng các công ty phải xem xét những lo ngại về khả năng tiết lộ thông tin bí mật và trả lại lợi nhuận.
 
Nhà phân tích cho biết: “Ngay cả khi các nhà sản xuất chip kiếm được lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ ở Mỹ, họ sẽ phải đối mặt với các câu hỏi về việc chia sẻ phần lớn thu nhập của họ với chính phủ Mỹ”.
 
"Samsung Electronics có thể sử dụng các khoản trợ cấp để sản xuất chip DRAM của mình ở đó, nhưng gã khổng lồ công nghệ có thể sẽ tránh sản xuất các sản phẩm có lợi nhuận cao", ông Kim Sun-woo cho biết.
 
Chính phủ Hàn Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp với các nhà sản xuất chip Hàn Quốc vào thứ Ba (7/3) để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ trước khi Mỹ đưa ra hướng dẫn chi tiết về các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong tháng này.