Theo kết quả khảo sát của công ty Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/3, số doanh nghiệp Nhật Bản gánh khoản nợ trên 10 triệu yen và phá sản trong tháng 2/2023 là 577 trường hợp.
Theo kết quả khảo sát của công ty Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/3, số doanh nghiệp Nhật Bản gánh khoản nợ trên 10 triệu yen và phá sản trong tháng 2/2023 là 577 trường hợp, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận 11 tháng liên tiếp số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản tăng
Tổng tổng số khoản nợ mà doanh nghiệp phá sản phải gánh là khoảng 96,58 tỷ yen, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2022.
Số doanh nghiệp phá sản được cho là có liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp (COVD-19) là 228 trường hợp, tăng 57,2%.
Nhiều trường hợp trong số này gặp khó khăn trong việc tái khôi phục hoạt động kinh doanh khi đến thời điểm phải thanh toán các khoản vay từ chính sách hỗ trợ tài chính không lãi suất và không cần bảo đảm của chính phủ Nhật Bản.
Số doanh nghiệp phá sản do chịu ảnh hưởng từ xu hướng các loại vật giá như nguyên liệu, chi phí vận tải, chi phí chiếu sáng… tăng cao, là 41 trường hợp, tăng 3,7%.
Nhiều doanh nghiệp trong diện này đã lựa chọn không thay đổi giá bán với các đối tác hoặc nâng giá sản phẩm làm tăng gánh nặng cho người tiêu dùng.
Tính theo ngành nghề, ngành dịch vụ có số doanh nghiệp phá sản nhiều nhất là 190 trường hợp, tiếp đến là ngành xây dựng, với 115 trường hợp, ngành chế tạo, với 60 trường hợp.
Một số ngành có tỷ lệ phá sản tăng cao trong tháng 2/2023 là bán buôn thực phẩm, với 24 trường hợp, tăng gấp 2,4 lần và ngành vận chuyển, với 36 trường hợp, tăng 2,3 lần./.