Mặc dù có lãi trở lại sau đúng 10 năm liên tục chìm trong thua lỗ nặng nề, song báo cáo tài chính 2022 của VST vẫn bị đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ.
Cụ thể, năm 2022, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart, UPCoM:
VST) ghi nhận doanh thu thuần 778 tỷ đồng, tăng 55% so năm 2021. Đặc biệt, lợi nhuận gộp đạt mức cao tới 234 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ.
Thêm vào đó, kỳ này
VST đạt tới 100 tỷ đồng lợi nhuận khác, tăng 30% so năm 2021. Sau cùng,
VST lãi ròng 214,5 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi năm trước thua lỗ hơn 2 tỷ đồng.
Đây là mức lãi lớn đáng kể nhất trong vòng 10 năm qua của
VST. Dù vậy,
VST vẫn còn lỗ lũy kế tới 2.148 tỷ đồng.
Đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, tại thời điểm cuối năm 2022, nợ ngắn hạn của
VST đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.496 tỷ đồng, lỗ luỹ kế là 2.148 tỷ đồng, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu âm 1.502 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản nợ vay đã quá hạn thanh toán lên tới 332 tỷ đồng. Chi phí phải trả ngắn hạn, chi phí lãi vay phải trả cho các khoản vay quá hạn này là 1.204 tỷ đồng.
VST đang triển khai phương án hiệu quả để khắc phục một phần khả năng thanh toán nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm được nguồn tiền để thanh toán cho các khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng tới trong điều kiện hoạt động bình thường.
Những sự kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của
VST.
Ngoài ra, tại ngày 17/1/2023, theo biên bản xác nhận và chuyển giao quyền chủ nợ giữa Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và
VST về việc xác nhận và chuyển giao quyền chủ nợ, xác định số tiền
VST phải trả BaoVietBank đến cuối 2022 là 251 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khoản phạt là 29 tỷ. Công ty chưa ghi nhận khoản phạt này trong 2022 do đang tiếp tục làm rõ về nội dung, số tiền phạt cũng như chưa nhận được thông báo về khoản phạt từ BaoVietBank.
Đơn vị kiểm chưa đủ cơ sở để xác định được khoản phạt liên quan đến khoản nợ vay này cần được ghi nhận vào kết quả kinh doanh cho năm 2022 cũng như điều chỉnh hồi tố vào các năm trước đó.
Hiện Vinalines đang là cổ đông lớn nhất của
VST với tỷ lệ nắm giữ 47,44%, ngoài ra cổ đông tổ chức còn có DATC 3,17% và công đoàn
VST 3,56%...