• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 1:35:56 SA - Mở cửa
Tiền vào chứng khoán lại 'hẻo', có đáng lo?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/04/2023 8:54:12 SA
Sau khi Ngân hàng Nhà nước 2 lần hạ lãi suất điều hành vào tháng 3, thanh khoản trên thị trường chứng khoán nửa đầu tháng 4 đã có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong những phiên gần đây, thanh khoản “quay xe” giảm mạnh trở lại.
 
Theo quan sát, ngay từ những phiên đầu tuần 17-21/4, thị trường chứng khoán giao dịch ảm đạm khi thanh khoản trên sàn HoSE đột ngột sụt giảm mạnh, thường xuyên ở dưới ngưỡng 9.000 tỷ đồng/phiên.
 
Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường
 
Thậm chí phiên 20/4, giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt vỏn vẹn 5.636 tỷ đồng, giảm 35% so với phiên liền trước và là mức thấp nhất trong gần 2 tháng (kể từ ngày 2/3).
 
 
Vẫn có những yếu tố tích cực để kỳ vọng dòng tiền quay trở lại thị trường chứng khoán (Ảnh: Int)
 
Trước đó, thị trường bước vào những phiên đầu tháng 4 đầy hưng phấn sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có 2 lần hạ lãi suất điều hành vào tháng 3. Đáng chú ý, thanh khoản đã có sự cải thiện rõ rệt với giá trị đều đạt trên trên 10.000 tỷ đồng/phiên, cải thiện đáng kể so với mức bình quân 7.600 tỷ/phiên trong tháng 3 (thấp nhất trong vòng 28 tháng).
 
Thế nhưng, khi bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2023, những con số đang dần hé lộ cho thấy những dự báo kém khả quan về toàn cảnh bức tranh kinh doanh 3 tháng đầu năm của các doanh nghiệp niêm yết. Mối lo ngại này có thể tạo ra những cơn gió ngược đối với thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
 
Hơn nữa, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kém sáng còn khiến định giá thị trường bị “đắt” hơn tương đối so với trước. P/E trailing của VN-Index hiện ở mức 11,x lần, cao hơn đáng kể so với đáy và không phải vùng định giá quá hấp dẫn. Đây là một trong những yếu tố khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, tạo rào cản khiến dòng tiền không còn mặn mà nhập cuộc.
 
Không chỉ vậy, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư còn đến từ kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 và Giỗ tổ dài đang đến gần. Chưa kể thị trường rơi vào xu hướng giằng co đi ngang khiến nhà đầu tư “e ngại” không muốn xuống tiền.
 
Trong khi đó, "làn sóng" nhà đầu tư mới đang dần hạ nhiệt. Sau thời kỳ bùng nổ, lượng tài khoản mở mới liên tục giảm mạnh, đến tháng 3, nhà đầu tư chỉ mở mới chưa đầy 40.000 tài khoản, nhỉnh hơn đôi chút so với mức thấp kỷ lục trong vòng 30 tháng ghi nhận vào tháng 1 năm nay. Đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường hiện tại.
 
Ngoài ra, động lực từ dòng vốn ngoại đang dần yếu đi phần nào lý giải cho sự tụt áp của thanh khoản. Đặc biệt, sau thời gian mua ròng mạnh, giao dịch của khối ngoại chững lại rõ rệt, thậm chí họ quay đầu bán ròng hàng nghìn tỷ đồng từ đầu tháng 4 cũng tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Dòng tiền khối ngoại không còn là lực đỡ trong bối cảnh dự phóng kết quả kinh doanh quý I kém khả quan cũng khiến dòng tiền nội thận trọng hơn.
 
Tín hiệu tích cực xuất hiện
 
Dù vậy, vẫn phải nhìn nhận rằng, dòng tiền sụt giảm không đồng nghĩa với việc rút ra, mà không loại trừ khả năng dòng tiền vẫn đang chờ cơ hội để giải ngân.
 
Theo ước tính, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán vào cuối quý I/2023 vào khoảng 58.000 tỷ đồng, giảm khoảng 2.000 tỷ đồng so với cuối quý IV/2022. Tuy nhiên, điểm tích cực là lượng giảm trong quý này đã thấp hơn đáng kể so với mức giảm khoảng 14.000 tỷ trong quý IV/2022.
 
Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Thu Dung, Giám đốc Kinh doanh Hội sở, Chứng khoán SSI còn chỉ ra một điểm tích cực thời điểm hiện tại là thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh đang liên tục sụt giảm thời gian gần đây. Từ đầu tháng 4, thanh khoản chứng khoán phái sinh chỉ bằng một nửa so với giai đoạn từ ngày 20/3 trở về trước.
 
Diễn biến này trùng với giai đoạn thanh khoản trên thị trường cơ sở có sự gia tăng. Cho nên, rất có thể chính sách tiền tệ được nới lỏng, nhà đầu tư đã thay đổi tư duy và dịch chuyển dòng tiền vào thị trường cơ sở, chỉ là đang trong giai đoạn nhạy cảm nên họ tạm thời “nghỉ ngơi”.
 
"Bất chấp những giai đoạn khối ngoại bán ròng, nhưng thanh khoản trên thị trường vẫn có thể "chống đỡ". Thị trường giao dịch với thanh khoản thấp phù hợp với những yếu tố trên, ít nhất vẫn xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực", Giám đốc kinh doanh SSI nêu rõ.
 
Mặt khác, dù chững lại thời gian gần đây nhưng dòng vốn qua các quỹ ETF vẫn được kỳ vọng sẽ dẫn dắt khối ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo nhiều đánh giá, ETF đang là xu hướng toàn cầu và mang tính dài hạn. Sự bùng nổ của các quỹ ETF góp phần không nhỏ kéo nhà đầu tư nước ngoài đến với chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn từ khu vực châu Á.
 
Hơn nữa, việc đưa vào vận hành nền tảng giao dịch KRX và các sản phẩm mới trên thị trường vốn cùng triển vọng nâng hạng thị trường ngày càng rõ ràng hơn có thể sẽ thúc đẩy dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam ngày càng sôi động.
 
Nhìn xa hơn, triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá khả quan, bức tranh triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu có những gam màu sáng nhờ sự quyết liệt hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, mở ra triển vọng tươi sáng hơn cho thị trường chứng khoán. Đây sẽ là động lực để thị trường tiếp tục hút tiền mạnh mẽ trở lại.
 
Báo cáo của SGI Capital chỉ rõ, các chính sách điều hành đảo chiều mạnh mẽ qua hỗ trợ tăng trưởng là điều kiện cần để kinh tế và thị trường chứng khoán tạo đáy và phục hồi, mở cơ hội cho những nguồn lực sẵn sàng.
 
Tương tự, ông Petri Deryng đánh giá những yếu tố tới từ nội tại đóng vai trò quan trọng hơn và đây sẽ là động lực tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán trong vòng một năm tới.