• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,67 +5,97/+0,48%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:05:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,67   +5,97/+0,48%  |   HNX-INDEX   223,13   +0,88/+0,40%  |   UPCOM-INDEX   91,91   +0,09/+0,10%  |   VN30   1.296,99   +5,05/+0,39%  |   HNX30   474,00   +2,26/+0,48%
26 Tháng Mười Một 2024 10:12:35 SA - Mở cửa
Chế biến gỗ xuất khẩu gặp khó
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 06/04/2023 9:45:00 CH
Vài tháng gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn, đơn hàng tồn kho lớn, nhiều công ty phải cắt giảm công nhân.
 
 
Sản xuất ván dán xuất khẩu tại KCN Thanh Bình, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn). Ảnh: Ngọc Tú. 
 
Khu công nghiệp (KCN) Thanh Bình, huyện Chợ Mới là nơi tập trung hầu hết các công ty chế biến gỗ để xuất khẩu của tỉnh Bắc Kạn. Trong KCN này có 5 nhà máy chế biến gỗ đang hoạt động, sản phẩm chủ yếu là ván gỗ dán, ván sàn và các sản phẩm gia dụng dùng một lần chế biến từ gỗ.
 
Hầu hết những sản phẩm này được xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Malaisia, Nhật Bản… Nhưng khoảng 6 tháng gần đây, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
 
Công ty TNHH Lechenwood Việt Nam chuyên sản xuất mặt hàng ván gỗ dán, đây là một trong 2 nhà máy có sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 2021, doanh thu của công ty đạt 600 tỷ đồng, đến năm 2022 giảm chỉ còn 477 tỷ đồng.
 
Nguyên nhân là từ quý 2/2022, Công ty TNHH Lechenwood Việt Nam nằm trong danh sách doanh nghiệp bị Bộ Thương mại Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng ván dán sản xuất tại Việt Nam do có nghi ngờ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
 
Suốt nhiều tháng qua, các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã bị ngưng trệ, có những đơn hàng đã đến cảng nhưng khách hàng từ chối nhận. Nguồn tin từ lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, hiện hàng tồn kho đang rất lớn gây ra nhiều khó khăn do 70% sản phẩm của đơn vị xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
 
Để duy trì hoạt động, công ty đang nỗ lực tìm thị trường mới, nhưng trước mắt phải cắt giảm giờ làm, giảm công nhân.
 
 
Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phải cắt giảm giờ làm, giảm công nhân để duy trì hoạt động. Ảnh: Ngọc Tú.
 
Tương tự, Công ty Cổ phần đầu tư Govina tại KCN Thanh Bình cũng đang phải sản xuất cầm chừng do không thể xuất khẩu mặt hàng ván dán sang thị trường Mỹ.
 
Ông Vũ Khánh Cường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Govina cho biết: Đơn vị đã gửi hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu đầu vào là gỗ từ rừng trồng của người dân tỉnh Bắc Kạn cung cấp cho các cơ quan chức năng, nhưng đã gần một năm đến nay vẫn chưa có phán quyết từ phía Mỹ.
 
Do không xuất khẩu được sang thị trường Mỹ, hiện Công ty Cổ phần đầu tư Govina phải bán sản phẩm ở trong nước nhưng giá thấp hơn khoảng 30%, đơn hàng số lượng nhỏ nên lượng hàng tồn kho rất lớn. Doanh nghiệp hiện nay cũng sản xuất cầm chừng để duy trì vì khó khăn về vốn, hàng tồn quá nhiều cũng không có chỗ để.
 
Thông tin từ Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Kạn cho biết, quý I năm 2022, các doanh nghiệp chế biến gỗ tại KCN Thanh Bình sản xuất được hơn 29.000m3 sản phẩm, xuất khẩu đạt giá trị 7,5 triệu USD. Nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, sản lượng các nhà máy chỉ đạt 11.000m3 sản phẩm, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 3 triệu USD, sản lượng và giá trị giảm hơn 1 nửa so với cùng kỳ năm 2022.
 
Không chỉ có 2 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, các nhà máy chế biến gỗ còn lại trong KCN Thanh Bình cũng gặp khó khăn do một số thị trường xuất khẩu giảm đơn hàng, tiêu thụ trong nước khó khăn, giá bán thấp.
 
Với 5 nhà máy chế biến gỗ trong  KCN Thanh Bình, nếu sản xuất ổn định, các doanh nghiệp sử dụng khoảng 1.200 công nhân, nhưng nay do khó khăn, lượng công nhân giảm chỉ còn khoảng 800 người.
 
 
Lượng hàng tồn kho tại các nhà máy chế biến gỗ ở KCN Thanh Bình ngày càng lớn. Ảnh: Ngọc Tú.
 
Ông Hoàng Văn Khởi, Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn nhận định, không chỉ thị trường Mỹ, mà xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gỗ sang một số thị trường khác cũng gặp khó khăn do tình hình chung của thế giới. Hiện nay, một số doanh nghiệp chế biến gỗ tại KCN đã phải bố trí lại lao động, giảm giờ làm. Ban quản lý cũng đang tích cực hỗ trợ người lao động để tìm được việc làm thay thế ở những đơn vị khác trong khu công nghiệp.
 
Theo nhận định của một số lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý thì với tình hình hiện nay, sớm nhất cũng phải đến tháng 6/2023, thị trường xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gỗ mới có thể bắt đầu phục hồi