• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 7:56:15 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp sốc vì đơn hàng 'cạn' dần
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 07/04/2023 8:49:11 SA
Thị trường thế giới giảm cầu do tác động của lạm phát khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu đang ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình cảnh "đói" đơn hàng, không có đơn hàng mới để thực hiện trong quý II...
 
“Mối quan tâm nhất của doanh nghiệp ngành gỗ lúc này là tìm kiếm đơn hàng”, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết. Do không có đơn hàng mới nên nhiều doanh nghiệp đang sản xuất cầm chừng.
 
Nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng trong quý II
 
Theo đại diện Vifores, thị trường của ngành gỗ đang giảm sâu vì đầu ra chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đặc biệt phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ. Nhiều doanh nghiệp đang rất lao đao, người lao động có nguy cơ mất việc làm. Vì vậy, nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp lúc này là tìm kiếm đơn hàng, chờ xem thị trường quý II, quý III có khá hơn không.
 
 
Nhiều doanh nghiệp dệt may không có đơn hàng xuất khẩu. 
 
Với ngành dệt may, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho hay tình hình thị trường những tháng đầu năm nay rất xấu. Nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn cũng chỉ có đơn hàng sản xuất đến hết tháng 4, trong khi năm trước tới tận tháng 12.
 
Theo ông Hiếu, nguyên nhân là do nhu cầu trên thế giới giảm 60-70%. Quy mô thị trường dự báo từ 750 tỷ USD xuống còn 712 tỷ USD, thậm chí chỉ còn 678 tỷ USD trong năm nay. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành dệt may xác định sẽ đối mặt một năm vô cùng khó khăn.
 
“Sụt giảm xuất khẩu trong những tháng đầu năm không nằm ngoài dự báo, nhưng khi đối mặt với thực tế thì tình hình nghiêm trọng hơn chúng tôi nghĩ, doanh nghiệp rất sốc”, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay.
 
Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh trong quý I, chỉ đạt 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường CPTPP giảm 23,5%, Mỹ giảm 55%, châu Âu giảm 30%, Trung Quốc giảm 11%...
 
Theo Phó Tổng VASEP, nguyên nhân xuất khẩu sụt giảm là lạm phát và khủng hoảng các ngân hàng tại thị trường Mỹ khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiếu, đồng thời do bị siết chặt tín dụng nên các nhà nhập khẩu hạn chế mua hàng.
 
“Tín hiệu giảm kéo dài ít nhất qua hết mùa Hè năm nay”, bà Lan chia sẻ.
 
Trong bối cảnh này, VASEP cho hay các nhà nhập khẩu tiếp tục cơ cấu lại kho hàng, giá thành nhập khẩu; nên giá xuất khẩu thủy sản giảm so với năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp cho biết không có đơn hàng trong tháng 4, 5, 6.
 
Cạnh tranh ngày càng gay gắt
 
Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ thông tin, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2023. Trong đó, thuỷ sản đạt 154 triệu USD, giảm 55%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 253 triệu USD (giảm 25%); hàng dệt may đạt 1,9 tỷ USD (giảm 32,5%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 783 triệu USD (giảm 47%)...
 
Khủng hoảng của một số ngân hàng ở Mỹ là nguyên nhân dẫn tới người tiêu dùng suy sụp niềm tin, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, Trung Quốc đã mở cửa trở lại. Thống kê từ Hiệp hội Cảng biển Mỹ cho thấy lượng container nhập khẩu vào các cảng của nước này từ Trung Quốc đã tăng trở lại, tăng 13% so với cùng kỳ.
 
Ông Hưng khuyến nghị tới các cơ quan quản lý cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối lớn như Walmart, Costco và Amazon. Đây là cách để phát triển thương hiệu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào khâu trung gian.
 
Với ngành dệt may, bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada, lưu ý ngày 28/3 vừa qua, Canada công bố danh sách các nước được hưởng ưu đãi phổ cập thuế quan kéo dài từ năm 2023 - 2034 cho một số đối thủ cạnh tranh dệt may với Việt Nam như Bangladesh, Sri Lanka, Ai Cập, Pakistan… Nhà nhập khẩu dệt may ở Canada cho biết điều này khiến họ yên tâm nhập khẩu sản phẩm dệt may của Bangladesh từ nay đến năm 2034.
 
Thêm vào đó, Canada có xu hướng quay về nhập khẩu thực phẩm, thủy sản từ các nước Nam Mỹ thông qua việc ký kết nhiều FTA. Đây là những yếu tố mà các ngành dệt may, thủy sản Việt Nam cần phải lưu ý.
 
Theo Bộ Công Thương, lạm phát vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng; kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có những tác động nhất định đến xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ tại một số thị trường tiêu thụ dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử lớn như Mỹ, EU khiến nhu cầu nhập khẩu giảm. Đồng thời, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam.
 
Trong bối cảnh này, Bộ Công Thương cho hay sẽ tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… Đồng thời, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA.
 
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong nước thông qua Chương trình người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; chú trọng những chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, sản phẩm nông sản...