Theo thống kê của tác giả, tổng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của 29/30 doanh nghiệp trong nhóm VN30 trong quý I đạt 67.588 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm thống kê, tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) chưa công bố BCTC quý I, song lợi nhuận chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nhóm.
Vinhomes (HoSE:
VHM) là đơn vị ghi nhận lợi nhuận lớn nhất trong nhóm VN30 cũng như trên sàn chứng khoán với 11.917 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận quý này của doanh nghiệp tăng trưởng nhờ bàn giao 2.600 căn bất động sản thấp tầng tại Đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 (Hưng Yên) và hơn 1.000 căn phân khu The Rainbow (Vinhomes Grand Park, TP. HCM). Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 195% lên 11.293 tỷ đồng nhờ chuyển nhượng khoản đầu tư.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản còn lại trong nhóm VN30 bao gồm Novaland (HoSE:
NVL); Phát Đạt (HoSE:
PDR) và Becamec
IDC (HoSE:
BCM) đều ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh. Trong đó, đáng chú ý là Novaland đã có lần đầu báo lỗ 337,2 tỷ đồng. Nguyên nhân do doanh thu giảm 69% so với cùng kỳ, trong khi giá vốn và các chi phí vẫn ở mức cao.
Novaland cũng đang gặp nhiều khó khăn với những khoản nợ vay khổng lồ. Nợ phải trả tại cuối quý I là 211.787 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm và gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu. Novaland đang vay ngắn hạn 29.889 tỷ đồng và vay dài hạn 32.840 tỷ đồng; trong đó trái phiếu phát hành ngắn hạn chiếm 20.924 tỷ đồng và trái phiếu phát hành dài hạn chiếm 22.972 tỷ đồng.
Trong quý I, nhóm ngân hàng vẫn giữ được sự tăng trưởng với 9/11 đơn vị ghi nhận lợi nhuận tăng. Tổng lợi nhuận của nhóm ngân hàng đạt 43.095 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63,8% trong nhóm VN30. Trong đó, Vietcombank (HoSE:
VCB) là ngân hàng có lãi lớn nhất khi đạt 8.986 tỷ đồng và cũng xếp thứ hai về lợi nhuận trong nhóm VN30, tăng 13%. Sacombank (HoSE:
STB) là ngân hàng có sự tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất với mức 52% lên 1.899 tỷ đồng.
Hai ngân hàng duy nhất ghi nhận lợi nhuận giảm trong quý này là Techcombank (HoSE:
TCB) và VPBank (HoSE:
VPB) lần lượt thấp hơn 18% và 71% so với quý I năm trước.
Xét vệ sự tăng trưởng lợi nhuận, Vincom Retail (HoSE:
VRE) là doanh nghiệp báo khoản lãi tăng mạnh nhất, 203% lên 1.023 tỷ đồng. Trong quý I, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.943 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán giảm giúp lợi nhuận gộp của công ty tăng gần gấp đôi. Doanh thu tài chính của đơn vị này cũng tăng 117% lên 224 tỷ đồng. Cộng hưởng với việc chi phí giảm, Vincom Retail đã ghi nhận khoản lãi kỷ lục.
Ngoài Vinhomes và Vincom Retail, cũng có một doanh nghiệp khác báo cáo khoản lãi tăng trên 100% là Petrolimex (HoSE:
PLX). Nhờ khoản doanh thu tài chính tăng 60% so với cùng kỳ lên 513 tỷ đồng do tăng khoản lãi chênh lệch tỷ giá (281 tỷ đồng), lợi nhuận ròng của Petrolimex đạt 620 tỷ đồng, tăng 155%.
Nếu xét về khía cạnh lợi nhuận giảm, xét theo số tuyệt đối Hòa Phát (HoSE:
HPG) ghi nhận khoản lợi nhuận giảm 7.819 tỷ đồng còn 397 tỷ đồng. Cần biết, quý I năm ngoái là thời gian đỉnh của ngành thép.
Xét vê tương đối, Đầu tư Thế giới Di động (HoSE:
MWG) là doanh nghiệp có lợi nhuận giảm mạnh nhất với mức 99% còn 21,3 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu và áp lực cạnh tranh về giá trên nhiều mặt hàng.
GÃ ĐẦU TƯ