• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.296,75 +3,77/+0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.296,75   +3,77/+0,29%  |   HNX-INDEX   237,57   -0,45/-0,19%  |   UPCOM-INDEX   100,61   +0,53/+0,53%  |   VN30   1.353,73   +4,28/+0,32%  |   HNX30   498,11   -1,20/-0,24%
22 Tháng Hai 2025 12:51:13 CH - Mở cửa
Hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đang cạn kiệt
Nguồn tin: VTV News | 20/05/2023 8:50:00 CH
Ngày 18/5, một nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa số hồ và hồ chứa lớn nhất thế giới đang cạn kiệt, đặt an ninh nước trong tương lai của nhân loại đứng trước nguy cơ.
 
 
Balaji Rajagopalan, giáo sư tại Đại học Colorado Boulder và là đồng tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Science, nói với AFP: "Các hồ trên toàn cầu đang gặp rắc rối và nó có những tác động sâu rộng.
 
Chúng tôi ghi nhận rằng 25% dân số thế giới đang sống trong lưu vực hồ đang có xu hướng suy giảm (lượng nước), có nghĩa là khoảng hai tỷ người bị ảnh hưởng bởi những phát hiện này".
 
Ông Rajagopalan cho biết, không giống như những dòng sông có xu hướng thu hút sự chú ý của khoa học, các hồ không được giám sát chặt chẽ, mặc dù tầm quan trọng quan trọng của chúng đối với an ninh nguồn nước là không nhỏ.
 
Tuy nhiên, những thảm họa môi trường nghiêm trọng ở các vùng nước lớn như biển Caspian và biển Aral đã báo hiệu cho các nhà nghiên cứu về một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn.
 
 
Để nghiên cứu câu hỏi một cách có hệ thống, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp và Saudi Arabia đã xem xét 1.972 hồ và hồ chứa lớn nhất trên Trái đất, sử dụng các quan sát từ vệ tinh từ năm 1992 - 2020. Họ tập trung vào các vùng nước ngọt lớn hơn vì độ chính xác tốt hơn của các vệ tinh ở quy mô lớn hơn, cũng như tầm quan trọng của chúng đối với con người và động vật hoang dã.
 
Các dữ liệu nghiên cứu đã hợp nhất hình ảnh từ Landsat, chương trình quan sát Trái đất lâu đời nhất, với chiều cao mặt nước thu được bằng máy đo độ cao vệ tinh, qua đó xác định thể tích hồ thay đổi như thế nào trong gần 30 năm. Kết quả là 53% số hồ và hồ chứa nước bị suy giảm khả năng trữ nước, với tốc độ xấp xỉ 22 gigaton một năm.
 
Trong toàn bộ thời gian nghiên cứu, 603 km3 nước (145 dặm khối) đã bị mất đi, gấp 17 lần lượng nước ở hồ Mead, hồ chứa lớn nhất của Mỹ.
 
Để tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy các xu hướng này, nhóm đã sử dụng các mô hình thống kê kết hợp các xu hướng khí hậu và thủy văn để tìm ra các yếu tố liên quan đến tự nhiên và con người.
 
Đối với các hồ tự nhiên, phần lớn tổn thất là do tình trạng nóng lên toàn cầu cũng như mức tiêu thụ nước của con người. Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu làm nước bốc hơi, nhưng cũng có thể làm giảm lượng mưa ở một số nơi.
 
 
Tác giả chính Fangfang Yao, một thành viên khách mời tại CU Boulder, đã nói thêm trong một tuyên bố: "Nhiều tác động của con người và biến đổi khí hậu đối với việc thất thoát nước hồ trước đây chưa được biết đến, chẳng hạn như sự khô hạn của hồ Good-e-Zareh ở Afghanistan và hồ Mar Chiquita ở Argentina".
 
Một khía cạnh đáng ngạc nhiên là các hồ ở cả khu vực ẩm ướt và khô hạn trên thế giới đang giảm thể tích, cho thấy mô hình "khô càng khô, ẩm càng ẩm" thường được sử dụng để tóm tắt mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực, không phải lúc nào cũng đúng.
 
Tổn thất được ghi nhận ở các hồ nhiệt đới ẩm tại Amazon cũng như các hồ ở Bắc Cực, cho thấy xu hướng lan rộng hơn dự đoán. Sự tích tụ trầm tích được cho là nguyên nhân gây mất khả năng lưu trữ nước trong các hồ chứa.
 
Mặc dù hầu hết các hồ trên toàn cầu đang cạn kiệt, gần 1/4 số hồ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể lượng nước dự trữ của chúng.
 
Bài báo cho biết, Cao nguyên Tây Tạng, "nơi sông băng tan chảy và băng vĩnh cửu tan một phần đã thúc đẩy sự mở rộng hồ trên núi cao".