• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 5:30:46 SA - Mở cửa
DPG: Không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm
Nguồn tin: Thương hiệu và Công luận | 09/05/2023 7:35:00 SA
Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cũng như tính chuyên nghiệp và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp gặp phải không ít khó khăn về đầu tư, kinh doanh…
 
 
Thương hiệu Đạt Phương được biết đến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình giao thông, thuỷ điện trong nước
 
Doanh thu chủ yếu đến từ các hợp đồng xây dựng và bán điện
 
Thương hiệu Đạt Phương thuộc Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương, được biết đến là doanh nghiệp có tiếng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình giao thông, thuỷ điện trong nước.
 
Doanh nghiệp được thành lập ngày 12/3/2002, trụ sở tại Toà nhà Handico, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội), do ông Trần Anh Tuấn làm người đại diện pháp luật. Năm 2018, Đạt Phương niêm yết trên HoSE với mã chứng khoán  DPG.
 
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, Đạt Phương gặp phải không ít thăng trầm, khiến khách hàng, người tiêu dùng lo lắng về các quyền lợi được hưởng, đặc biệt là vấn đề tài chính khi đầu tư vào đây. Đây là những thử thách trong chiến lược phát triển để Đạt Phương có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng, nhà đầu tư vào tính hiệu quả của những sản phẩm. Vậy, Đạt Phương gặp phải những thăng trầm như thế nào?
 
Mới đây, Đạt Phương đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 cho thấy, nợ phải trả chiếm 62% cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư tài chính kém hiệu quả, kinh doanh bị trồi sụt…
 
Dữ liệu báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 1/2023 thể hiện, doanh thu thuần quý 1/2023 của Đạt Phương đạt 390 tỷ đồng, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 150 tỷ đồng, giảm 42,3% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp lùi về 38,5%.
 
 
Nguồn: BCTC quý 1/2023
 
 
Trong quý này, điểm sáng trong bức tranh tài chính của Đạt Phương là doanh thu tài chính của công ty tăng 52,6% so với cùng kỳ lên 8,7 tỷ đồng do lãi tiền gửi có kỳ hạn và lãi cho vay tăng cao. Chi phí tài chính cũng tăng lên hơn 51 tỷ đồng.
 
Đáng chú ý, trong quý này, chi phí bán hàng của Đạt Phương giảm mạnh từ 34,2 tỷ đồng trong quý 1/2022 xuống còn 3,1 tỷ đồng trong quý 1/2023 do chi phí dịch vụ mua ngoài giảm. Điều đó khiến cho Đạt Phương lãi thuần đạt 86,4 tỷ đồng, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong quý 1/2022, khoản lợi nhuận khác của Đạt Phương âm 1,8 tỷ đồng, tuy nhiên bước sang quý 1/2023 khoản lợi nhuận khác đã giảm xuống còn âm hơn 459 triệu đồng. Trái ngược với khoản lãi 790 triệu đồng trong quý 1/2021 và hơn 10 tỷ đồng tại thời điểm quý 4/2021.
 
Lợi nhuận trước thuế của Đạt Phương đạt 86 tỷ đồng, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 82,9 tỷ đồng, giảm 45,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
 
Doanh thu của Đạt Phương chủ yếu đến từ các hợp đồng xây dựng và doanh thu bán điện. (Nguồn: BCTC quý 1/2023).
 
Tại BCTC hợp nhất quý 1/2023, phần lớn doanh thu của Đạt Phương đến từ doanh thu hợp đồng xây dựng chiếm 51,5%), phù hợp với việc doanh nghiệp trúng hàng loạt các gói thầu nghìn tỷ về lĩnh vực xây lắp. Tiếp sau đó là doanh thu bán điện (chiếm 42,8%). Tuy nhiên, điện lại là mảng mang lại lợi nhuận gộp chủ yếu cho Đạt Phương. Qúy 1/2023, lợi nhuận gộp mảng điện của Đạt Phương là 129,3 tỷ đồng, trong khi mảng xây dựng là 20,9 tỷ đồng.
 
Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Đạt Phương đạt 5.957 tỷ đồng, giảm 3% so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả của Đạt Phương ở mức 3.686 tỷ đồng, giảm 6,2% so với đầu năm và chiếm 62% cơ cấu nguồn vốn của công ty. Trong đó, nợ vay tài chính ở mức 2.587 tỷ đồng, có 962 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và 1.625 tỷ đồng là nợ vay dài hạn. Vốn chủ sở hữu công ty đạt 2.270 tỷ đồng.
 
Tại khoản vay ngắn hạn, tính tới thời điểm ngày 31/3/2023, Đạt Phương ghi nhận khoản nợ vay trị giá hơn 815 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (316,5 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (463,6 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (34,8 tỷ đồng). Các khoản vay tại 3 ngân hàng này với mục đích để thanh toán công nợ với nhà cung cấp.
 
 
Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của Đạt Phương (Nguồn: BCTC quý 1/2023)
 
 
Ngoài ra, Đạt Phương còn ghi nhận khoản nợ vay dài hạn trị giá hơn 1.425 tỷ đồng tại 4 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (818,2 triệu đồng); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 12 TP HCM (1.117 tỷ đồng) và Chi nhánh Nam Thăng Long (266,8 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (29,9 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Quận 5 TP HCM (10,5 tỷ đồng).
 
Trong đó, chủ nợ lớn nhất của Đạt Phương là Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh 12 TP HCM với số tiền hơn 1.117 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo, khoản vay dài hạn tại Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh 12 TP HCM bao gồm: Hợp đồng tín dụng ngày 15/6/2015 để thực hiện Dự án đầu tư Nhà máy thuỷ điện Sơn Trà 1A và 1B với lãi suất thả nổi. Khoản vay được đảm bảo bằng việc thế chấp toàn bộ các tài sản hình thành từ vốn tự có và vốn vay; Áp dụng biện pháp đảm bảo bổ sung là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán điện của nhà máy thuỷ điện Sơn Trà 1A và 1B.
 
Còn khoản vay 266,8 tỷ đồng tại Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Nam Thăng Long bao gồm: Hợp đồng tín dụng năm 2020 để thanh toán các khoản chi phí đầu tư hợp pháp của Dự án ĐTXD nhà ở KĐT dịch vụ Đồng Nà. Tài sản đảm bảo Dự án ĐTXD nhà ở KĐT dịch vụ Đồng Nà và cổ phần của các chủ sở hữu Công ty; Hợp đồng tín dụng năm 2021 để thanh toán các khoản chi phí đầu tư hợp pháp của Dự án KĐT dịch vụ Cồn Tiến. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc KĐT dịch vụ Cồn Tiến.
 
Các gói thầu nghìn tỷ, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
 
Theo hồ sơ của Thương hiệu và Công luận, tại Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong công tác đấu thầu. Những năm gần đây, Đạt Phương Group liên tiếp trúng hàng chục gói thầu thi công xây lắp, nạo vét… với tổng trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều gói chỉ tiết kiệm sát mức 0% so với giá dự toán, trong đó có gói thầu hơn 2.000 tỷ chỉ tiết kiệm ngân sách 45 triệu đồng.
 
Theo tìm hiểu của Phóng viên, mới đây, ngày 09/02/2023, ông Trần Văn Thi - Giám đốc Ban Quản lý Dự Án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận Tải) đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu XL-02: Xây dựng cầu dây văng Rạch Miễu (phạm vi giữa 2 trụ neo) Km5+913-km6+423 (bao gồm khảo sát, thiết kế BVTC) và đảm bảo ATGT thủy cầu Rạch Miễu 2 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre.
 
Công ty Cổ phần tập đoàn Đạt Phương đã trúng thầu gói thầu nêu trên với vai trò liên danh phụ của Công ty Cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam. Giá gói thầu được công bố là 1.270.296.356.000 VNĐ. Giá trúng thầu là 1.268.718.072.018 VNĐ (Bằng chữ: Một nghìn hai trăm sáu mươi tám tỷ, bảy trăm mười tám triệu, không trăm bảy mươi hai nghìn, không trăm mườ tám đồng). Như vậy, so với giá gói thầu, thì giá trúng thầu tiết kiệm vỏn vẹn được 1.578.283.982 VNĐ (tương đương 0,12%). Nguồn vốn của gói thầu này đến từ ngân sách nhà nước.
 
 
 
Gói thầu XL-02 và Gói thầu XL1.
 
Tiếp đến, tại quyết định số 256/QĐ-KHĐT ngày 23/12/2022, Đạt Phương trúng Gói thầu XL1: Xây dựng cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu (gồm: Cầu, đường 2 đầu cầu, đường dẫn và chi phí dự phòng, chi phí đảm bảo an toàn giao thông), dự án thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 và 2 đầu cầu thuộc dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 tỉnh Quảng Bình.
 
Tại gói thầu này, Đạt Phương Group đã trúng thầu gói thầu với vai trò là nhà thầu độc lập. Bên mời thầu là Ban Quản lý dự án Thành phần 2 - Cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình với giá dự toán gói thầu đưa ra là 1.147.997.612.400 VNĐ. Giá trúng thầu là 1.145.658.768.000 VNĐ. Như vậy, giá trúng thầu tiết kiệm được 2.338.844.400 VNĐ (tương đương 0,2%).
 
Trước đó, ngày 18/3/2022, ông Nguyễn Đăng Trường - Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 10: Toàn bộ phần xây lắp (giai đoạn 1) bao gồm: Bảo hiểm xây lắp; Đảm bảo giao thông (đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải) phục vụ thi công; thí nghiệm chuyên ngành về chất lượng công trình thuộc Dự án tuyến đường bộ ven biển đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An.
 
 
Gói thầu số 10: Toàn bộ phần xây lắp (giai đoạn 1) bao gồm: Bảo hiểm xây lắp; Đảm bảo giao thông (đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải) phục vụ thi công; thí nghiệm chuyên ngành về chất lượng công trình.
 
Theo đó, Công ty Cổ phần tập đoàn Đạt Phương đã trúng thầu gói thầu nêu trên với vai trò liên danh phụ của Liên danh Tân Nam - Đạt Phương - 479 Hòa Bình. Giá dự toán gói thầu này là 2.088.527.850.000 VND, giá trúng thầu được công bố là 2088.482.890.000 VNĐ. Như vậy, gói thầutiết kiệm được gần 45 triệu (tương đương tỷ lệ 0,003%) ngân sách nhà nước.
 
Về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, với các dự án sử dụng tiền ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải thật sự công tâm, khách quan, trong sáng, không vụ lợi, móc ngoặc. Những trường hợp các gói thầu này khi trúng nếu liên tục sát với giá dự toán gói thầu và có tỷ lệ tiết kiệm thấp sẽ khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc tối ưu tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, các cơ quan chức năng cần vào cuộc thanh kiểm tra ngay để đảm bảo sự minh bạch và nghiêm minh của pháp luật.
 
Chúng tôi thực hiện những bài viết này với mong muốn thương hiệu Đạt Phương luôn là thương hiệu "sản sinh" ra những sản phẩm thật uy tín, chất lượng cho người tiêu dùng; doanh nghiệp thì ngày càng phát triển bền vững.