• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,32 -0,14/-0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:35:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,32   -0,14/-0,01%  |   HNX-INDEX   228,18   -1,03/-0,45%  |   UPCOM-INDEX   92,52   -0,18/-0,19%  |   VN30   1.362,55   -0,14/-0,01%  |   HNX30   495,45   -2,87/-0,58%
21 Tháng Mười 2024 10:35:58 SA - Mở cửa
MVN: Chú trọng “kiềng 3 chân” để vượt khó khăn
Nguồn tin: Thời báo tài chính VN | 20/06/2023 9:00:00 CH
Năm 2023, VIMC tiếp tục tập trung hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: Cảng biển, vận tải biển và dịch vụ logistics; phát triển hệ sinh thái tích hợp, kết nối hoạt động cảng biển - vận tải biển - dịch vụ logistics trên nền tảng công nghệ số, cũng như sẽ đầu tư, nâng cấp hàng loạt các cảng biển để đón tàu lớn, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cảng biển...
 
 
Đối mặt với nhiều khó khăn chưa có tiền lệ
 
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc VIMC, năm 2023 đơn vị này đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 13.354 tỷ đồng (bằng 87% so với năm 2022), lợi nhuận trước thuế 2.330 tỷ đồng (bằng 76% so với thực hiện năm 2022). Trong đó, doanh thu dự kiến giảm mạnh ở khối vận tải biển (giảm 1.671 tỷ đồng) do thị trường vận tải biển năm 2023 sẽ rất khó khăn, nhu cầu vận chuyển giảm, lượng tàu đóng mới xuất xưởng nhiều; lợi nhuận khối cảng biển và dịch vụ hàng hải dự kiến có sự tăng trưởng so với năm 2022.
 
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của VIMC giảm so với ước thực hiện năm 2022 chủ yếu do ảnh hưởng của thị trường vận tải biển dự kiến gặp nhiều khó khăn, dẫn đến lợi nhuận kế hoạch năm 2023 giảm mạnh.
 
Nguyên nhân khiến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm nay giảm so với năm trước đó bởi lạm phát cao ở nhiều quốc gia, làm tăng gánh nặng lên nền kinh tế thế giới; nguồn cung tàu tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thị trường vận tải tàu hàng rời và tàu container, dẫn đến dư thừa; biến động mạnh về giá dầu trong bối cảnh nguồn cung không chắc chắn như hiện nay làm tăng chi phí hoạt động khai thác tàu, tác động mạnh mẽ tới doanh thu, lợi nhuận trong năm 2023…
 
Khối cảng biển đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ khi nhiều địa phương và doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án đầu tư và xây dựng cảng biển để hoàn thiện và mở rộng hoạt động. Trong khi đó, nguồn hàng có nguy cơ suy giảm sau một năm bùng nổ do nhiều yếu tố (dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, chính sách…). Mặc dù sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ, nhưng tốc độ tăng trưởng của một số cảng còn thấp hơn mức tăng trưởng của khu vực.
 
Để thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ tại các đơn vị cảng biển, VIMC đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; nhiều đơn vị đã nỗ lực và quyết tâm cải tiến, hoàn thiện hướng đến xây dựng hệ thống cảng thông minh, hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động.
 
Trong năm 2023, VIMC sẽ tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả bền vững, ưu tiên với các dự án trọng điểm như đảm bảo tiến độ bến 3, 4 Lạch Huyện, hoàn thành tiến độ các thủ tục cho dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, dự án Cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng), phát triển đội tàu container...; mở rộng mạng lưới khách hàng; tập trung tái cấu trúc các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải, logistics...
 
Chú trọng “kiềng 3 chân” và hệ sinh thái tích hợp
 
Theo ông Lê Anh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị VIMC, giai đoạn 2021 - 2025, VIMC vẫn tiếp tục tập trung hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: Cảng biển, vận tải biển và dịch vụ logistics; phát triển hệ sinh thái tích hợp, kết nối hoạt động cảng biển - vận tải biển - dịch vụ logistics trên nền tảng công nghệ số.
 
Dự kiến đến năm 2025, đội tàu của VIMC có tổng số 40 tàu, tổng trọng tải khoảng 1,2 triệu tấn. Trong đó, đội tàu container đạt trọng tải khoảng 200.000 tấn DWT (13.000-16.000 TEU), tương đương 30% trọng tải đội tàu container Việt Nam.
 
VIMC phát triển hệ thống cảng cho tàu trọng tải lớn; nghiên cứu đầu tư các cơ sở hạ tầng cảng biển tại các vị trí mới, tập trung phát triển hệ thống cảng ở các khu vực trọng điểm như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; nâng cấp, mở rộng đầu tư với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu và đầu tư chiều sâu (thiết bị, công nghệ thông tin) nhằm tăng năng lực khai thác và cạnh tranh.
 
Về lĩnh vực dịch vụ hàng hải, VIMC cũng đề ra định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, hoặc hợp tác với các đối tác để đầu tư, triển khai các dự án cảng cạn (ICD), Depot (bãi chứa container), trung tâm phân phối, trung tâm logistics... tại các khu vực Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long nhằm kết nối với hệ thống cảng biển hiện có, kéo dài chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
 
Song song đó, VIMC cũng cơ cấu lại mô hình tổ chức (thực hiện sắp xếp, thoái vốn, chuyển đổi, thành lập mới các doanh nghiệp); tiếp tục tái cơ cấu tài chính, xử lý tài sản gắn với tái cơ cấu các khoản vay, nợ xấu của các doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính.
 
Nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của VIMC nhằm tận dụng cơ hội về nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh (đầu tư phát triển cảng cho tàu trọng tải lớn, đầu tư phát triển đội tàu, đầu tư tăng vốn tại các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, ...), VIMC sẽ nghiên cứu, xây dựng phương án tăng vốn điều lệ của VIMC và báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi có sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về tỷ lệ vốn Nhà nước tại tổng công ty.
 
Bên cạnh đó, VIMC cũng tăng cường xúc tiến hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm của thế giới để đầu tư vào lĩnh vực cảng biển của VIMC. Ngày 24/5, Tổng giám đốc Tập đoàn Adani Karan Adani (Ấn Độ) đã có buổi gặp mặt, trao đổi và ký kết biên bản ghi nhớ về chiến lược hợp tác phát triển cảng và logistics với VIMC.
 
Tại buổi làm việc, theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc VIMC, các doanh nghiệp của Ấn Độ như Tập đoàn Adani luôn được VIMC xác định là đối tác chiến lược quan trọng trên hành trình phát triển đội tàu biển, đội tàu container vùng Nội Á và thế giới, trong đó có cả thị trường Ấn Độ để phát triển chuỗi kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
 
Mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư có năng lực tài chính
 
Tại buổi tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Adani Karan Adani, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, Việt Nam luôn chào đón và hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Adani. Nhờ có lợi thế chiều dài bờ biển, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có hệ thống cảng trung chuyển lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
 
Vì vậy, Bộ GTVT mong muốn tìm kiếm các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm tham gia với tư cách là nhà đầu tư cảng biển và luôn sẵn sàng giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
 
Người đứng đầu ngành Giao thông đề nghị Tập đoàn Adani nghiên cứu đầu tư tại cảng Liên Chiểu nói riêng, tại các cảng khác một tổ hợp gồm hai hợp phần đó là cơ sở hạ tầng khai thác cảng và khu công nghiệp hậu cần sau cảng phù hợp với quy định./.