• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
01 Tháng Hai 2025 2:56:25 CH - Mở cửa
Iran sử dụng LNG sản xuất điện như thế nào?
Nguồn tin: PetroTimes | 26/06/2023 8:20:00 CH
Là thành viên của Tổ chức Các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Iran đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng trong nước (270,7 triệu tấn dầu tương đương trong năm 2016), nhờ có nguồn tài nguyên hydrocarbon dồi dào.
 
 
Năm 2017, mức tiêu thụ khí tự nhiên ở Iran đạt 67% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của nước này
 
Khí tự nhiên
 
Khí đốt tự nhiên là trụ cột trung tâm trong hệ thống năng lượng của Iran. Tính đến cuối năm 2017, quốc gia này có trữ lượng khí đốt tự nhiên (đã được chứng minh) lớn thứ hai thế giới - gần 34.000 tỷ m3, tức là gần 17% trữ lượng toàn cầu. Những mỏ khí đốt lớn nhất của Iran nằm ở Biển Caspi, nhưng tranh chấp giữa các nước láng giềng đang làm chậm công tác khai thác trữ lượng ở khu vực đó. Gần 40% trữ lượng khí đốt của Iran đến từ mỏ khí đốt khổng lồ ngoài Vịnh Ba Tư, do Iran và Qatar đồng sở hữu. Bên hải phận của Iran, mỏ có tên gọi là South Pars. Còn ở bên Qatar, mỏ này có tên gọi là North Field.
 
Iran là quốc gia khai thác khí đốt tự nhiên lớn thứ ba trên toàn thế giới (với hơn 200 tỷ m3 được khai thác vào năm 2017), chỉ sau Mỹ và Nga. Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng được khai thác và tiêu thụ chính trong nước. Lưu ý, Tehran cũng nhập khẩu khí đốt vào những thời điểm nhất định trong năm (các tháng mùa đông) để đáp ứng mức tiêu thụ cao điểm. Bù lại, Iran xuất khẩu một phần khí đốt vào những thời điểm khác trong năm, chủ yếu sang những nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ (điểm đến của 73% lượng khí đốt tự nhiên do Iran xuất khẩu năm 2017), Armenia, Azerbaijan và Iraq.
 
 
Một nhà máy điện khí ở Iran
 
Dầu mỏ
 
Iran cũng có trữ lượng dầu (đã được chứng minh) cao thứ 4 trên toàn thế giới: Gần 157 tỷ thùng vào cuối năm 2017, tương đương với gần 10% trữ lượng thế giới. Gần 71% trữ lượng dầu đã được chứng minh của Iran tập trung ở năm giếng dầu lớn (lưu vực Khuzestan). Trong số những mỏ này, Azadegan là giếng dầu lớn nhất, nhưng công tác khai thác rất khó khăn do những hạn chế về địa chất. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), phần lớn sản lượng dầu của Iran đến từ những mỏ đã được khai thác từ hơn 70 năm qua.
 
Vào năm 2017, Iran khai thác được 4,7 triệu thùng dầu/ngày và những hydrocacbon lỏng khác (bao gồm 3,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày). Nước này ít chịu ảnh hưởng bởi thỏa thuận cắt giảm hạn ngạch sản lượng mà OPEC ký kết với những quốc gia khai thác khác (thỏa thuận kéo dài đến cuối năm 2018). Trong năm 2016, dầu mỏ đáp ứng 31% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Iran.
 
Điện
 
Năm 2016, Iran sản xuất được 276 TWh điện, chủ yếu từ những nhà máy nhiệt điện khí. Nhìn chung, 93% điện năng được sản xuất thông qua những nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, còn phần còn lại đến từ đập thủy điện và những nguồn năng lượng khác, với tỷ lệ rất nhỏ.
 
Đất nước mong muốn ưu tiên phát triển năng lực sản xuất nhiệt điện khí, nhưng đồng thời cũng phải có năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Hiện nay, Iran có một lò phản ứng hạt nhân (Bouchehr) đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2013. Quốc gia này đang lên kế hoạch xây dựng thêm hai lò phản ứng. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, cơ sở “có khả năng bắt đầu hoạt động sớm nhất từ năm 2028”.