• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
23 Tháng Giêng 2025 8:22:52 SA - Mở cửa
Khí đốt chiếm vị trí quan trọng trong an ninh năng lượng của Hàn Quốc
Nguồn tin: PetroTimes | 21/07/2023 7:00:00 SA
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khí đốt chiếm 40,8% công suất sản xuất điện của Hàn Quốc.
 
 
 
Nhiên liệu hóa thạch chiếm 87% năng lượng tiêu thụ năm 2019
 
Vào thời điểm năm 2019, Hàn Quốc là quốc gia có gần 52 triệu dân, kiêm nước tiêu thụ năng lượng nhiều thứ 9 trên thế giới. Trong báo cáo của mình, IEA đã hoan nghênh "Chính phủ Hàn Quốc vì đã thực hiện Thỏa thuận Xanh Mới (Green New Deal) nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang năng lượng sạch" và khuyến khích đất nước chủ động tiếp cận hiệu quả năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hydro (đặc biệt là trong ngành giao thông vận tải).
 
Nhưng tại Hàn Quốc, đây không chỉ là một quá trình chuyển dịch, mà còn là một cuộc cách mạng năng lượng cần thiết để Hàn Quốc hướng đến mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Vào năm 2019, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm gần 87% mức tiêu thụ năng lượng. Tại thời điểm đó, Hàn Quốc là thành viên IEA có mức tỷ trọng năng lượng tái tạo thấp nhất trong cơ cấu năng lượng của họ.
 
Hàn Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng gần như tất cả nhu cầu nhiên liệu hóa thạch hiện tại (với sự lệ thuộc đáng kể vào nguồn cung từ Trung Đông). Do đó, vào năm 2019, Hàn Quốc là một trong năm nước nhập khẩu lớn nhất trên toàn cầu đối với những nhiên liệu sau: Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), than đá và hydrocarbon lỏng.
 
 
Hướng đến mục tiêu tỷ trọng nguồn tái tạo chiếm 20% cơ cấu điện năng năm 2030
 
Để "thoát khỏi sự thống trị của nhiên liệu hóa thạch và tránh lệ thuộc nặng nề vào năng lượng nhập khẩu", quốc gia này đã cam kết nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện lên 20% vào năm 2030 và 30-35% vào năm 2040 (so với chỉ khoảng 3% vào năm 2019). Để đạt được cam kết này, Hàn Quốc “cần phát triển một hệ thống điện linh hoạt hơn”. Đáng chú ý, Hàn Quốc là một trong những nước có nhiều công suất điện hạt nhân dân dụng nhất trên thế giới, với 24 lò phản ứng đang hoạt động trong nước.
 
Theo IEA, một trong những đặc thù của đất nước này là nhu cầu tiêu thụ năng lượng khổng lồ của ngành công nghiệp trong nước (chiếm 55% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng). Bên cạnh đó, vào năm 2015, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á thành lập thị trường hạn ngạch phát thải toàn quốc, khuyến khích khu vực “noi gương theo” (dù rằng họ vẫn còn đưa ra nhiều trường hợp ngoại lệ, làm giảm hiệu quả của thị trường này).