• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
08 Tháng Mười Một 2024 9:46:20 CH - Mở cửa
Thanh khoản tiếp tục sụt giảm mạnh, thị trường lình xình
Nguồn tin: Vneconomy | 24/08/2023 12:28:27 CH

Dù cổ phiếu VIC sụt giảm sáng nay nhưng độ rộng tích cực trên HoSE cho thấy thị trường đã có khả năng duy trì độ phân hóa. Tuy nhiên dòng tiền mua vẫn là hạn chế chính, khi lực cầu không thể mở rộng hơn biên độ tăng giá. Thanh khoản khớp lệnh hai sàn sáng nay giảm 23% so với sáng hôm qua, HoSE giảm 24%, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7 vừa qua...

Dù thanh khoản tổng thể là yếu, nhưng các cổ phiếu giao dịch sôi động nhất hầu hết vẫn tăng giá.

Dù cổ phiếu VIC sụt giảm sáng nay nhưng độ rộng tích cực trên HoSE cho thấy thị trường đã có khả năng duy trì độ phân hóa. Tuy nhiên dòng tiền mua vẫn là hạn chế chính, khi lực cầu không thể mở rộng hơn biên độ tăng giá. Thanh khoản khớp lệnh hai sàn sáng nay giảm 23% so với sáng hôm qua, HoSE giảm 24%, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7 vừa qua.

VN-Index chốt phiên sáng tăng nhẹ 4,56 điểm tương đương +0,39%. Đỉnh cao nhất lúc gần 11h chỉ số tăng gần 8 điểm (+0,68%). Biên độ dao động như vậy là khá hẹp. Cổ phiếu cũng vậy, độ rộng sàn HoSE ghi nhận 264 mã tăng/179 mã giảm nhưng chỉ có 74 mã tăng được trên 1% và 42 mã giảm trên 1%.

Điểm tích cực là số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn đang nhỉnh hơn số giảm, dù không có nhóm dẫn dắt thực sự nào. Ngay trong nhóm VN30, độ rộng rất tốt với 20 mã tăng/7 mã giảm thì chỉ số cũng tăng nhẹ 0,62% với 7 mã tăng trên 1%. FPT dẫn đầu tăng 4,44% trong ngày chốt quyền trả cổ tức tiền mặt. SAB tăng 2,66%, MSN tăng 1,94%, TCB tăng 1,51%, VNM tăng 1,5%, POW tăng 1,21%, MWG tăng 1,01%. Dù vậy thanh khoản nhóm VN30 cũng giảm tới 35% so với sáng hôm qua, chỉ đạt gần 2.352 tỷ đồng.

Ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số sáng nay là VIC giảm tới 2%. Mặc dù giá cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq đang được neo rất cao nhưng lực cầu tại VIC vẫn rất kém. Cổ phiếu này cũng có lúc tăng 1,23% so với tham chiếu nhưng sau đó lao dốc rất nhanh trên nền thanh khoản thấp. Tổng thanh khoản của VIC mới đạt 287,8 tỷ đồng. Diễn biến giá như vậy là do khả năng nâng đỡ từ bên mua quá hạn chế. Sáng hôm qua VIC tăng 3,26% với thanh khoản cao gấp 3 lần.

Giao dịch đột biến nhất thị trường sáng nay là FPT khi cổ phiếu này tăng 4,44% và chạm tới đỉnh cao lịch sử mới. Dòng tiền vào rất ấn tượng, FPT thanh khoản gấp 7,7 lần sáng hôm qua, đạt 303,8 tỷ. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất thị trường.

Nhìn chung thanh khoản giảm là phổ biến bất kể giá cổ phiếu tăng hay giảm. Toàn sàn HoSE sáng nay mới có 16 mã giao dịch trên 100 tỷ đồng nhưng đã chiếm tới 52% tổng giá trị khớp của sàn này. Như vậy phần cổ phiếu còn lại hầu hết là sụt giảm thanh khoản rất nhiều.

VN-Index dao động hẹp sáng nay.

Điểm tích cực là thị trường vẫn đang trong trạng thái phân hóa với số lượng mã tăng nhiều hơn mã giảm. Điều này giúp thanh khoản thấp không phải là xấu, thể hiện áp lực bán đang chậm lại và dù dòng tiền mua yếu vẫn có thể duy trì được mức giá xanh. Một số cổ phiếu giao dịch nổi bật có thể kể tới SBT kịch trần với 48,5 tỷ đồng; PTB tăng 3,35% với 51 tỷ; DGW tăng 3,31% với 76,9 tỷ; DXG tăng 2,91% với 217,7 tỷ; DGC tăng 2,62% với 209,4 tỷ…

Trong bối cảnh dòng tiền chung đang chậm lại, cung cầu ở từng cổ phiếu sẽ quyết định biên độ giá. Tiền không đủ sức đẩy mạnh toàn bộ, nhưng vẫn có thể tập trung vào một số cổ phiếu riêng lẻ. Tuy vậy đó cũng không phải là các diễn biến mang tính đại diện. Dòng tiền tổng thể suy yếu vẫn phản ánh quan điểm thận trọng từ bên mua và chưa sẵn sàng gia nhập trở lại.

Khối ngoại cũng đang duy trì cường độ giao dịch thấp, tổng giá trị giải ngân trên HoSE mới đạt gần 383,4 tỷ đồng và bán ra 415,9 tỷ. Mức mua này chỉ nhỉnh hơn sáng hôm qua một chút. VNM được mua ròng tốt nhất với 63,4 tỷ, cổ phiếu thứ 2 là DGC chỉ đạt +18,5 tỷ đồng ròng. Phía bán có MWG -38,5 tỷ, CTG -27,1 tỷ, VPB -24,1 tỷ, HPG -23,9 tỷ.

Khả năng duy trì thị trường cân bằng và phân hóa là cơ hội tốt nhất lúc này, vì động lực tăng trưởng đã không còn. Thị trường có thể không giảm nhiều thêm vì lực cung dần suy yếu, nhưng để lực cầu tăng lên thì cần thời gian.

Kim Phong