• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
15 Tháng Mười Một 2024 4:02:16 CH - Mở cửa
Dòng tiền dồi dào, nhưng khó “tràn sang" các kênh đầu cơ
Nguồn tin: Thời báo tài chính VN | 22/01/2024 4:09:17 CH

Tăng trưởng tín dụng phục hồi nhanh và các động thái về chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng cho thấy dòng tiền trong nền kinh tế đang ở trạng thái khá dồi dào. Tuy nhiên, khả năng dòng tiền "rò rỉ" sang các kênh đầu cơ tài sản cũng khó xảy ra.

Dù dồi dào nhưng dòng tiền vẫn chưa có tín hiệu “bùng nổ” ở các kênh đầu cơ tài sản. Ảnh: TL

Giao chỉ tiêu sớm

Một trong những điểm đáng chú ý trong năm 2024 là động thái giao chỉ tiêu tín dụng khá sớm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho các ngân hàng thương mại và theo đó đây cũng là yếu tố thuận lợi cho các ngân hàng vào cuộc sớm trong việc triển khai các hoạt động cho vay.

Theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024, NHNN xác định mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành Ngân hàng trong năm 2024, cụ thể điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

"Điều hành tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát

Trong nội dung Chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15% được đưa ra trên cơ sở có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; nghiên cứu đổi mới công tác điều hành tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, mục tiêu tín dụng cũng được đặt trong mục tiêu chung về điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả; trong đó có mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân khoảng 4 - 4,5%."

Theo đó, mục tiêu điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dung năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tại chỉ thị này, Thống đốc NHNN đã giao các đơn vị thuộc NHNN, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng triển khai các nhiệm vụ cụ thể, quy định rõ sản phẩm dự kiến và thời hạn hoàn thành.

Thực chất trước khi ban hành Chỉ thị 01, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% đã được các ngân hàng thương mại nắm được từ rất sớm bởi ngay trong ngày cuối cùng của năm 2023, NHNN đã có văn bản số 10167/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Khó có “lỗ hổng” cho các kênh đầu cơ

Trước đó, tín dụng năm 2023 sau một giai đoạn tăng chậm đã tăng tốc khá nhanh vào cuối năm. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm vẫn đạt tới 13,71%, chỉ thấp hơn chút ít so với mục tiêu tăng trưởng 14%. Diễn biến dòng vốn cuối năm 2023 cũng như những động thái điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đầu năm 2024 cho thấy, dòng tiền đang tiếp tục được "mở van" đưa vào nền kinh tế.

Mặc dù dòng tiền trong trạng thái dồi dào, nhưng mục tiêu dòng tiền cũng được tập trung vào các kênh sản xuất kinh doanh, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Tại hội nghị ngành Ngân hàng đầu năm 2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Ảnh minh họa

Thực tế diễn biến thị trường thời gian qua và giai đoạn hiện tại cho thấy, dòng tiền chưa có tín hiệu “bùng nổ” ở các kênh đầu cơ tài sản. Cuối năm 2023, thị trường vàng có một số thời điểm nổi sóng, nhưng sau đó đã lặng sóng nhanh chóng bởi cả yếu tố bên ngoài khi giá vàng thế giới cũng giảm nhiệt và cả yếu tố bên trong khi Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời trong việc yêu cầu kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng. Cụ thể, sau những biến động mạnh của giá vàng hồi cuối tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 gửi Thống đốc NHNN và một số bộ, ngành liên quan chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng. Sau đó từ đầu tháng 1/2024 đến nay, thị trường vàng đã đi vào ổn định và hiện cũng khó có cơ hội cho hoạt động đầu cơ đối với tài sản này.

Trong khi đó, diễn biến thị trường bất động sản cũng thấy nhu cầu thị trường đang hướng đến các phân khúc có giá trị thực, cơ hội cho dòng tiền đầu cơ cũng khó xuất hiện trong năm 2024. Báo cáo triển vọng thị trường bất động sản của CBRE cho biết, dự báo số căn mở bán mới, số căn bán được đối với sản phẩm nhà ở gắn liền với đất trong năm 2024 có thể cải thiện chút ít so với năm 2023, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với bình quân giai đoạn năm 2019 – 2022.

Với thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index thời gian qua diễn biến theo xu hướng tăng, nhưng mức tăng điểm vừa phải không có sự bùng nổ về dòng tiền. Trong đó, chỉ số chứng khoán tăng chủ yếu do ảnh hưởng của sự tăng giá một số cổ phiếu có vốn hóa lớn, được kỳ vọng về khả năng tăng trưởng lợi nhuận. Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Khối Phân tích Công ty chứng khoán VNDirect, sau một giai đoạn tăng, xu hướng giằng co của thị trường chứng khoán có thể tiếp diễn khi dòng tiền chưa có sự đồng thuận và lan tỏa giữa các nhóm ngành. Đà tăng thời gian qua của các chỉ số chứng khoán chủ yếu được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong khi các ngành khác chưa có dấu hiệu hút được dòng tiền tham gia.


Dự báo của SSI về tín dụng và triển vọng ngành Ngân hàng năm 2024

Theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, năm 2024 vẫn tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành ngân hàng về chất lượng tài sản. Mặc dù vậy, tình hình chung sẽ có sự cải thiện so với năm 2023, phần lớn là nhờ vào chi phí vốn đã giảm về mức thấp hơn nhiều so với 2023 và lợi nhuận trước dự phòng có sự cải thiện giúp các ngân hàng có dư địa để tạo một bộ đệm dự phòng tốt hơn.

Trong kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP có thể phục hồi trong khoảng từ 6,0% - 6,5%, lãi suất trung bình cả năm duy trì quanh mức thấp nhất trong thập kỷ trở lại đây và NHNN sẽ có ứng phó linh hoạt trong cơ chế ghi nhận và trích lập dự phòng nợ xấu. Theo ước tính của SSI, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2024 của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu dự kiến đạt 15,4% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng tốt hơn so với mức 4,6% trong năm 2023.

Với kịch bản kinh tế vĩ mô dự kiến cải thiện hơn trong năm 2024, SSI kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi lên mức 14%. Điều này được hỗ trợ một phần bởi lãi suất cho vay giảm. Dư địa tăng trưởng có thể sẽ đến từ khối doanh nghiệp như ngành xây dựng cơ sở hạ tầng; doanh nghiệp sản xuất và FDI; và các ngành nghề được ưu tiên (như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghệ cao, SME, công nghiệp bổ trợ).

Ngoài ra, các chủ đầu tư bất động sản có nhu cầu vay tái cấp vốn cho các lô trái phiếu đến hạn năm 2024 với tổng giá trị khoảng 200 nghìn tỷ đồng (tương đương 20% dư nợ tín dung cho chủ đầu tư bất động sản trong năm 2023). Đây cũng có thể là một động lực quan trọng của tăng trưởng tín dụng năm 2024, trừ trường hợp cơ quan quản lý tiếp tục thanh tra và kiểm soát nghiêm ngặt các khoản cấp tín dụng chéo đối với các bên liên quan và các công ty vệ tinh.

Trong năm 2024, kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng có thể sẽ có thời điểm mà lãi suất tiền gửi nhích nhẹ khi tín dụng tăng tốc (có thể là vào nửa cuối năm 2024), hoặc áp lực giữ chân khách hàng của các tổ chức tín dụng nhỏ do các khoản tiền gửi lãi suất cao đáo hạn có thể chuyển sang các ngân hàng lớn hơn. Tuy nhiên, lãi suất huy động bình quân trong năm 2024 dự kiến sẽ không có chênh lệch quá lớn so với mức hiện tại.

Theo đó, chi phí vốn của các ngân hàng dự kiến thấp hơn, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cải thiện và các khoản vay mới có thời hạn dài hơn sẽ giúp giảm bớt áp lực về biên thu nhập lãi thuần cho các tổ chức tín dụng trong năm 2024.


Chí Tín