• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
15 Tháng Mười Một 2024 4:04:14 CH - Mở cửa
VNBA kiến nghị 5 giải pháp gỡ vướng về VAT đối với dịch vụ thư tín dụng
Nguồn tin: Vneconomy | 24/01/2024 1:52:31 CH

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết nhận được rất nhiều phản ánh về vướng mắc trong triển khai nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nghiệp vụ thư tín dụng (L/C)...

Các ngân hàng cho biết gặp khó khăn trong kê khai bổ sung hồ sơ thuế giá trị gia tăng dịch vụ thư tín dụng (L/C).

Do đó, VNBA kiến nghị 5 nhóm vấn đề tới Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, xem xét nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thư tín dụng (L/C) của các tổ chức tín dụng.

VNBA phân tích, về bản chất, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, người chịu thuế là khách hàng. Trường hợp phải nộp bổ sung số thuế giá trị gia tăng thư tín dụng đã phát sinh thì ngân hàng phải thực hiện liên hệ và thu lại từ khách hàng.

Tuy nhiên, việc thu từ khách hàng là không thể thực hiện được do khách hàng không đồng ý truy thu, không còn giao dịch với ngân hàng hoặc khách hàng đã giải thể/phá sản/không còn tồn tại… 

Để có thể chuyển tiền nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của cơ quan quản lý, VNBA kiến nghị xem xét cho phép các ngân hàng được thực hiện theo phương án hạch toán giảm doanh thu phí từ nghiệp vụ L/C hoặc ghi nhận chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo VNBA, hướng dẫn của Tổng cục thuế tại công văn số 5366/TCT-DNL được hiểu là nghĩa vụ nộp thuế GTGT đối với toàn bộ nghiệp vụ L/C phát sinh từ thời điểm có hiệu lực của Luật các tổ chức tín dụng 2010 (tháng 1/2011).

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành (tại khoản 1 điều 47 Luật Quản lý thuế 2019) thì thời hạn để người nộp thuế kê khai tính nộp bổ sung thuế là 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Để có thể chuyển tiền nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của cơ quan quản lý, VNBA kiến nghị xem xét cho phép các ngân hàng được thực hiện theo phương án hạch toán giảm doanh thu phí từ nghiệp vụ L/C hoặc ghi nhận chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, các ngân hàng bắt đầu kê khai, nộp bổ sung VAT hoạt động L/C bắt đầu từ tháng 11/2013 (tính từ ngày hết hạn nộp tờ khai VAT của tháng 11/2013), không phải từ tháng 1/2011.

Về việc kê khai, tính nộp thuế tại các đơn vị, VNBA cho biết VAT là thuế nộp theo tháng nên các ngân hàng phải kê khai bổ sung theo tháng. Việc này dẫn tới phát sinh một khối lượng công việc rất lớn cho các ngân hàng do phải rà soát hồ sơ và số liệu trong nhiều năm trong khi các đơn vị cũng đã qua nhiều lần chia tách, sáp nhập.

Bên cạnh đó, số lượng tờ khai bổ sung, các bảng kê chi tiết theo quy định tại các đơn vị phát sinh nghĩa vụ nộp VAT hoạt động L/C rất lớn, đơn cử: chỉ tính riêng Vietcombank phải khai bổ sung 120 tờ khai thuế tháng/1 Đơn vị × 126 Đơn vị = 15.120 tờ khai thuế.

Liên quan đến cách tính VAT, Kiểm toán Nhà nước cho biết trong thời gian gần đây, khi thực hiện kiểm toán tại một số ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank… cho rằng: (i) Phí thanh toán trước hạn (L/C nội địa, L/C xuất khẩu, EPLC) có bản chất là cho vay nên không chịu thuế giá trị gia tăng; (ii) Đối với sản phẩm UPAS L/C, ngân hàng chỉ hưởng lợi từ phần chênh lệch giữa doanh thu phí L/C (thu được từ khách hàng) và chi phí bỏ ra (số tiền lãi trả ngân hàng tài trợ và thuế nhà thầu phải nộp) và cho phép bù trừ doanh thu phí với số tiền lãi trả ngân hàng tài trợ và thuế nhà thầu).

Vì vậy, với số liệu năm 2020, 2021, 2022, Kiểm toán Nhà nước đã loại trừ các khoản phí này khi tính VAT bổ sung và một số ngân hàng đã nộp bổ sung VAT theo số liệu mà Kiểm toán Nhà nước tính (do báo cáo của Kiểm toán Nhà nước có giá trị bắt buộc thực hiện).

Để giải quyết những vướng mắc nêu trên, VNBA  đề xuất 5 giải pháp.

Thứ nhất, cho phép tổ chức tín dụng bắt đầu kê khai, nộp bổ sung thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động L/C kể từ kỳ thuế giá trị gia tăng tháng 11/2013 theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

Thứ hai, cho phép tổ chức tín dụng hạch toán số tiền thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động L/C truy thu từ năm 2013 đến nay vào chi phí bất thường trong năm thực hiện và được hạch toán giảm lợi nhuận do khoản thuế này là nghĩa vụ của khách hàng mà ngân hàng không thể thu hồi lại được từ khách hàng.

Thứ ba, cho phép tổ chức tín dụng kê khai thuế giá trị gia tăng bổ sung theo từng năm, không phải kê khai điều chỉnh tờ khai của từng tháng

Thứ tư, cho phép tổ chức tín dụng nộp thuế giá trị gia tăng tập trung tại trụ sở chính, không phải kê khai và nộp thuế về cục thuế địa phương. Trường hợp cần điều tiết về cục thuế địa phương, Tổng cục thuế thực hiện điều tiết về cục thuế địa phương.

Thứ năm, không xử phạt chậm nộp thuế giá trị gia tăng cũng như phạt vi phạm hành chính do đây không phải là lỗi của các tổ chức tín dụng, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế theo khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý Thuế 2019.

Kỳ Phong