• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.276,05 -3,72/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:35:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.276,05   -3,72/-0,29%  |   HNX-INDEX   226,81   -0,62/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   91,70   -0,44/-0,48%  |   VN30   1.355,02   -3,01/-0,22%  |   HNX30   491,21   -1,78/-0,36%
22 Tháng Mười 2024 10:40:02 SA - Mở cửa
Khả năng tăng điểm của VN-Index vẫn bị kìm hãm?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 22/10/2024 8:41:08 SA

Chỉ số chung cần thêm động lực để phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.300 điểm, thanh khoản vẫn thấp, diễn biến thị trường có sự phân hóa rõ nét trước thềm mùa công bố báo cáo tài chính quý III/2024… là những tín hiệu được cho là sẽ có tác động kìm hãm khả năng tăng điểm và gây khó khăn cho thị trường chứng khoán.

Áp lực bán lan rộng khắp bảng điện đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm và kích hoạt đợt bán tháo. VN-Index giảm liên tục trong phiên chiều 21/10 và đóng cửa ở mức thấp nhất 1.279 điểm. Thanh khoản thị trường đứng ở mức thấp với hơn 622 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 14.347 tỷ đồng.

Áp lực bán liên tục gia tăng

Nhìn lại tuần qua (14 - 18/10/2024), áp lực bán tại vùng giá cao gia tăng khiến VN-Index tiếp tục lùi trước ngưỡng cản 1.300 điểm về dưới ngưỡng 1.290 điểm.

Đáng chú ý, thanh khoản thị trường tương đương tuần trước đó và thấp hơn bình quân 20 tuần gần nhất, cho thấy dòng tiền chưa chủ động tham gia thị trường.

 Áp lực bán tại vùng giá cao gia tăng khiến VN-Index tiếp tục lùi trước ngưỡng cản 1.300 điểm.

Khối ngoại ghi nhận một tuần bán ròng mạnh và đều đặn tất cả các ngày trong tuần, tổng cộng hơn 2.000 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân chính được cho là bởi sự gia tăng căng thẳng về tỷ giá USD/VND.

Việc tỷ giá đang nóng trở lại, đồng USD mạnh lên đã tạo ra áp lực rút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh Việt Nam duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng vẫn phải đối mặt với rủi ro từ sức mạnh của đồng bạc xanh. Mặc dù nền tảng vĩ mô trong nước vẫn ổn định với tăng trưởng kinh tế tích cực và thặng dư thương mại lớn, nhưng tác động ngắn hạn của tỷ giá biến động có thể khiến khối ngoại tạm thời thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư.

Diễn biến thị trường có sự phân hóa rõ nét trước thềm mùa công bố báo cáo tài chính quý III/2024. Ngành ngân hàng, bất động sản, bán lẻ thiết yếu và chăn nuôi thu hút dòng tiền nhờ vào kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng cao, trong khi ngành chứng khoán, thép, bán lẻ không thiết yếu chịu sức ép điều chỉnh.

Nhiều ý kiến chung nhận định, thị trường ít có khả năng biến động mạnh và chỉ số chung cần thêm động lực để phá vỡ ngưỡng kháng cự hiện tại, với các nhóm ngành chưa nhận được sự quan tâm của dòng tiền cần thêm thời gian tích lũy để tham gia vào xu hướng tăng.

“Tín hiệu hiện tại sẽ có tác động kìm hãm khả năng tăng điểm và gây khó khăn cho thị trường”, chuyên gia Nguyễn Huy Phương, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhìn nhận.

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng trong 1-2 tuần tới, VN-Index có thể thoát tình trạng tích lũy trong biên độ hẹp dần như hiện nay. Trong trường hợp tích cực, chỉ số chính duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn, kỳ vọng có thể lên lại ngưỡng kháng cự 1.300 điểm. Tuy nhiên, đây là vùng kháng cự rất mạnh, tương ứng đỉnh giá các tháng 6-8/2022 cũng như từ đầu năm. VN-Index chỉ có thể vượt kháng cự mạnh này trong thời gian tới khi có sự đồng thuận của các nhóm ngành.

Với kỳ vọng vượt vùng cản tâm lý 1.300 điểm, giới phân tích đánh giá VN-Index sẽ cần dòng tiền tham gia mạnh mẽ hơn và sự dẫn dắt của những nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán. Đồng thời, sự “rũ bỏ” là cần thiết để kích hoạt lực cầu bên ngoài tham gia.

Hướng tới các mã đầu ngành kinh doanh tăng trưởng

Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu tại vùng hỗ trợ để đánh giá trạng thái thị trường. Các vị thế giải ngân cần cẩn trọng, chọn lọc các mã chất lượng tốt, khi thị trường đang trong giai đoạn đón nhận thông tin kết quả kinh doanh. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh quý II tăng trưởng tốt, triển vọng kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng tích cực.

Số liệu từ nền tảng dữ liệu FiinTrade cho thấy, đến nay đã có hơn 200 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III, trong đó nhóm thép, chăn nuôi, cao su chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ chủ yếu nhờ nền so sánh thấp.

Về kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp trên sàn, Chứng khoán MB (MBS) dự báo, lợi nhuận trong các ngành tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Lợi nhuận toàn thị trường có thể đạt mức tăng 19,5% so với cùng kỳ, được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp, tỷ giá giảm mạnh, sản xuất và tiêu dùng đang trên đà phục hồi.

Đối với ngành ngân hàng, MBS nhận định, đây là giai đoạn phục hồi tích cực với dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện, đạt khoảng 7,38% tính đến giữa tháng 9. Sự hồi phục này chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh, mặc dù thu nhập ngoài lãi vẫn gặp khó khăn và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Biên lợi nhuận (NIM) được dự báo khó đột biến do lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng trong nửa cuối năm 2024. Các ngân hàng đang tích cực huy động vốn, trong khi lãi suất cho vay sẽ giữ ở mức thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Với ngành bất động sản, sẽ có sự phân hóa rõ rệt trong kết quả kinh doanh . Tại TPHCM, nguồn cung căn hộ mới vẫn hạn chế với chỉ khoảng 1.676 sản phẩm, giảm 59% so với cùng kỳ; trong khi đó, giá bất động sản chỉ tăng 6% so với năm trước. Nguồn cung mới chủ yếu đến từ các dự án cao cấp có pháp lý rõ ràng. Ngược lại, tại Hà Nội, nguồn cung mới tăng mạnh 176%, với 10.841 sản phẩm, cao nhất trong 5 năm qua và giá bất động sản cũng tăng 22%.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC ước tính tăng trưởng lợi nhuận quý III/2024 dự kiến sẽ phục hồi mạnh, ước tính mức tăng khoảng từ 16-20% so với cùng kỳ dựa trên một số yếu tố chính.

Thứ nhất, mức nền thấp của một số ngành trong quý III/2023 như ngân hàng, bán lẻ, hoá chất, tiện ích, vật liệu xây dựng, tài nguyên cơ bản.

Thứ hai, doanh thu tiếp tục cải thiện nhờ lượng đơn hàng phục hồi và biên lợi nhuận dự kiến phục hồi nhờ vào giá nguyên vật liệu đầu vào giảm đi kèm với sức mua dần phục hồi.

Thứ ba, chi phí lãi vay sẽ ở mức thấp hơn cùng kỳ, điều này đã được phản ánh trong quý II/2024.

Cuối cùng là chi phí lỗ tỷ giá và chi phí tài chính khác ghi nhận mức tăng đột biến trong quý II/2024, tuy nhiên luỹ kế đến ngày 30/9/2024, tỷ giá chỉ ghi nhận mức 1,31% YTD (khoảng thời gian từ đầu năm đến hiện tại) so với mức 4,31% tại ngày 30/6/2024. Do đó, kỳ vọng các doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ tỷ giá lớn trong quý II/2024 sẽ được ghi nhận lại mức lãi tỷ giá trong quý III/2024.

BSC kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ tiếp tục duy trì hiệu suất vượt trội hơn nhóm Mid-small cap cho đến khi tăng trưởng lợi nhuận nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bắt kịp trong năm 2025.

Nhóm phân tích khuyến nghị ưu tiên nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn cho câu chuyện kỳ vọng nâng hạng thị trường 2025; các ngân hàng trung ương bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy yếu…, như: HPG, VHM, VNM, VIC, MSN, SSI, VCB, VRE, VND, DGC.

Hải Giang-Link gốc