• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.268,38 -1,51/-0,12%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.268,38   -1,51/-0,12%  |   HNX-INDEX   225,41   -0,09/-0,04%  |   UPCOM-INDEX   91,57   -0,16/-0,18%  |   VN30   1.346,77   -2,15/-0,16%  |   HNX30   486,51   -0,70/-0,14%
23 Tháng Mười 2024 12:27:18 CH - Mở cửa
Việt Nam tăng nhập khẩu thép từ Trung Quốc, ngành thép gặp khó trên 'sân nhà'
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 23/10/2024 9:45:06 SA

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng năm 2023. Trong số đó, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng mạnh 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% về giá so với 9 tháng năm 2023.

Riêng tháng 9/2024, nhập khẩu gần 1,55 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 1,06 triệu USD, giá trung bình 688 USD/tấn, tăng 15,4% về lượng, tăng 4,3% về kim ngạch nhưng giảm 9,6% về giá so với tháng 8/2024.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất trong tháng 9 đến từ Trung Quốc.

Điều đáng nói, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất trong tháng 9 đến từ Trung Quốc, với 8,31 triệu tấn, tương đương gần 5,36 tỷ USD, giá 644,5 USD/tấn, tăng 50,6% về lượng, tăng 37,8% kim ngạch nhưng giảm 8,5% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Thị trường này chiếm 67,6% trong tổng lượng và chiếm 59,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Thị trường Nhật Bản đứng thứ 2 đạt 1,53 triệu tấn, tương đương 1,08 tỷ USD, giá nhập khẩu 708 USD/tấn, tăng 4,4% về lượng, nhưng giảm 3,2% về kim ngạch và giảm 7,3% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Đứng thứ 3 là thị trường Indonesia đạt 524.135 tấn, trị giá 870,67 triệu USD, giá 1.661 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 2% về kim ngạch nhưng giảm 1,9% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Cũng theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam, hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép với quy mô sản xuất có thể đạt đến 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng, tồn kho lớn… Và điều đáng lo ngại của ngành thép Việt là đang có nguy cơ bị mất thị trường nội địa do thép nhập khẩu từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thép vào Việt Nam.

Trong năm 2023, lượng sắt thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 62% trong tổng lượng và chiếm 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của nước ta.

Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm phần lớn chủ yếu do giá bán từ thị trường này thấp hơn các thị trường khác từ 30-70 USD tùy từng loại sản phẩm. Điều này xuất phát từ thực tế, Trung Quốc vẫn đang "thừa thép", tiêu thụ nội địa giảm buộc các nhà sản xuất thép nước này phải đẩy mạnh xuất khẩu thép với giá thấp để giải phóng bớt hàng tồn kho.

Bộ Công Thương nhận định, ngành thép Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do cầu thế giới và tăng, đặc biệt là sự sụt giảm của ngành bất động sản trong nước dẫn đến nhu cầu thép đầu vào cho sản xuất các ngành công nghiệp xây dựng và xuất khẩu giảm; giá nguyên liệu tăng khiến chi phí sản xuất cao; tồn kho thép lưu thông ngoài thị trường còn ở mức cao. Đáng lưu ý, thép là một trong những mặt hàng bị điều tra PVTM nhiều nhất trên thế giới.

TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, việc bán phá giá thép khiến các DN nội địa gặp khó khăn lớn, nguồn thu giảm, công ăn việc làm của người dân bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc điều tra chống bán phá giá sẽ bảo vệ sản xuất trong nước. Các biện pháp PVTM cũng có thể giúp loại bỏ hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Theo Hiệp hội Thép thế giới (WSA), giá thép thế giới trong năm 2024 dự kiến tăng nhẹ 3,5% so với năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu hồi phục và nguồn cung thắt chặt. Trong khi đó, ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo giá quặng sắt trong năm 2024 ở mức 108 USD/tấn, giảm 2,8% so với năm 2023.

Công ty Chứng khoán MB dự báo giá thép tại Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại từ quý 4/2024, giúp đưa giá thép xây dựng trung bình trong cả năm nay về quanh ngưỡng 571 USD/tấn, tăng 4% so với năm 2023.

Theo thống kê, giá thép hiện đã hồi phục mạnh kể từ đáy. Trong tuần đầu tiên của tháng 10 giá thép đã tăng trên 12%.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95%, đồng thời nền kinh tế trong nước và thế giới đang trên đà phục hồi càng củng cố thêm cho triển vọng ngành thép.

Đặc biệt, nhu cầu bất động sản khu công nghiệp tăng cao nhất là trong lĩnh vực kho bãi và nhà xưởng sẽ là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành.

Hồng Hương-Link gốc