• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 7:56:08 CH - Mở cửa
Hợp đồng liên kết lỏng lẻo khiến sản xuất chưa theo quy luật cung - cầu
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 07/11/2024 8:54:27 SA

Nông dân, HTX đã và đang gặp không ít khó khăn trong sản xuất như thiếu vốn, nhân lực, kỹ thuật, thị trường. Vì thế, tình trạng người dân, HTX có ý thức liên kết với doanh nghiệp nhưng lại bị doanh nghiệp "bẻ kèo" càng giáng thêm những đòn nặng nề vào tư duy của họ, từ đó khiến ngành nông nghiệp càng khó phát triển cánh đồng lớn, các chuỗi giá trị hàng hóa.

Chuyện một số HTX nông nghiệp ở Tuyên Quang phải gửi đơn lên cơ quan công an tỉnh thời gian gần đây là việc cực chẳng đã khi họ đã làm đúng hợp đồng sản xuất, giao ớt cho một công ty xuất nhập khẩu nông sản ở Hà Nội. Và theo hợp đồng ký kết, trong 7 ngày kể từ ngày nhận hàng, doanh nghiệp này phải thanh toán tiền thu mua ớt cho HTX.

Mất chỗ dựa về đầu ra

Nhưng đến nay, sau hơn 5 tháng thu hoạch và giao hàng, HTX Minh Hoàng, HTX Nông nghiệp Ỷ La, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tâm Hương, HTX Rau quả an toàn Đức Ninh… rơi vào cảnh bị "om tiền". Có HTX chỉ được thanh toán 30% hoặc một phần nhỏ số tiền hàng nên rơi vào khó khăn, khánh kiệt, nợ nần, khó tái phát triển sản xuất.

Thực chất, việc nông dân "bẻ kèo" với doanh nghiệp đã có, nhưng việc doanh nghiệp "bẻ kèo" với nông dân, HTX như tình trạng các HTX ở Tuyên Quang đang gặp phải cũng không hiếm.

Dù chưa biết rõ lý do vì sao doanh nghiệp làm vậy, nhưng rõ ràng với những gì đang diễn ra cho thấy từ chỗ bắt tay nhau cùng làm ăn, đến nay, HTX và doanh nghiệp đã ở thế "đối đầu". Và khi doanh nghiệp không thu mua hay thu mua nhưng không trả tiền theo đúng hợp đồng thì nông dân, HTX luôn là người chịu thiệt thòi. Chỗ dựa vững chắc nhất về đầu ra là hợp đồng liên kết giờ đã không còn.

Hợp đồng liên kết còn lòng lẻo khiến ngành nông nghiệp khó phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa.

Thông thường, nông dân, thành viên HTX ở góc độ nhất định nên thiếu kiến thức, thiếu vốn…, từ đó khó đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

Đã vậy, nếu doanh nghiệp với những lợi thế về kiến thức, nhân lực, nguồn vốn, khoa học kỹ thuật cao hơn nông dân, HTX mà không nghiêm túc thực hiện đúng theo thỏa thuận hợp đồng, không vì lợi ích chung thì không chỉ nông dân bị thiệt thòi, mà chính doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, khó có thể phát triển bền vững và xây dựng được hợp đồng liên kết với người dân sau này.

Theo các chuyên gia, hành động này của doanh nghiệp là đang bỏ bê trách nhiệm của mình trong hợp tác làm ăn. Nếu khi tranh chấp xảy ra, hợp đồng không có quy định pháp lý, chế tài cụ thể để giải quyết thỏa đáng thì nông dân, HTX sẽ rất dễ bị mất trắng. Điều này càng khiến niềm tin giữa HTX và doanh nghiệp mất dần. Việc phát triển các hợp đồng bao tiêu trong ngành nông nghiệp càng khó khăn hơn. Do đó, việc chia sẻ khó khăn, lợi ích đối với nông dân, HTX và chủ động thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong hợp đồng liên kết là điều rất cần thiết.

Tìm cách "đi đường dài"

Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất Viễn Phú (thương hiệu Gạo hữu cơ Hoa Sữa), cho biết doanh nghiệp chưa thực hiện liên kết với HTX để sản xuất lúa gạo hữu cơ mà tự chủ động triển khai mô hình từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây luôn tăng trưởng tích cực. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt 48,7 tỷ USD, 53,22 tỷ USD vào năm 2022 và đạt 53,01 tỷ USD vào năm 2023. Giai đoạn 2021-2023, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản tăng khoảng 10%.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng nếu thúc đẩy được các hợp đồng liên kết bền chặt giữa HTX, doanh nghiệp thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản chắc chắn sẽ thu được nhiều kết quả khả quan hơn. Bởi trung bình các chuỗi giá trị hàng hóa thông qua hợp đồng liên kết sẽ giúp hàng hóa, nông sản được tiêu thụ với giá cao hơn khoảng 10-15%.

Đặc biệt, thực hiện kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng liên kết giữa HTX và doanh nghiệp là xu thế tất yếu, là phương thức tiến tiến trên toàn thế giới đang áp dụng. Ngay như lúa gạo của Việt Nam là một ngành xuất khẩu có điều kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu phải có hợp đồng liên kết và xây dựng được vùng nguyên liệu. Điều này không chỉ giúp tăng lợi thế cho doanh nghiệp lúa gạo làm ăn thực sự chỉn chu mà còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Đối với người dân, thành viên HTX, họ muốn sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu thì cũng phải biết tiêu thụ ở đâu, giá cả ra sao. Do đó, có hợp đồng liên kết chính là cơ sở để giải quyết những khó khăn này cho người dân, HTX.

Tuy nhiên, ông Ngô Sỹ Đạt, Giám đốc Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp, cho rằng một điều cần nhìn nhận ở đây là để đảm bảo được lợi ích của các bên thì khâu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vật tư đầu vào, hỗ trợ nông dân kỹ thuật thông qua HTX vẫn là hướng đi được kiểm chứng là hiệu quả trên thực tế. Cách làm này có sự ràng buộc nhất định để hạn chế thấp nhất tình trạng bội tín của doanh nghiệp với nông dân, HTX.

Một hình thức nữa đó là các doanh nghiệp thực hiện ký quỹ với ngân hàng sẽ tăng thêm những ràng buộc để doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính. Khi đó, nếu doanh nghiệp không thực hiện theo đúng hợp đồng, các HTX và cơ quan quản lý sẽ có cơ sở để thu lại nguồn tiền.

Ông Rauno Karppinen, chuyên gia của Tổ chức phát triển thực phẩm và lâm nghiệp Phần Lan FFD, cho biết để thương mại được hàng hóa, các doanh nghiệp và người sản xuất đều cần phải nâng cao trách nhiệm đối với những gì mình đã ký kết trên phương diện đôi bên cùng có lợi, cùng chia sẻ, cùng hỗ trợ, cùng duy trì, cùng mở rộng thì mới đi được với nhau lâu dài.

Huyền Trang-Link gốc