• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,83 -1,38/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,83   -1,38/-0,11%  |   HNX-INDEX   225,29   -0,03/-0,02%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.309,18   +0,35/+0,03%  |   HNX30   482,13   +0,21/+0,04%
04 Tháng Mười Hai 2024 12:24:51 SA - Mở cửa
Vì sao Fed lo lắng trước sự trở lại của ông Trump?
Nguồn tin: Vietnam+ | 07/11/2024 9:41:52 SA

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lo ngại sau khi nhậm chức tổng thống, ông Donald Trump sẽ can dự vào những quyết định vốn dĩ độc lập từ trước đến nay của ngân hàng trung ương này.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết tính độc lập của ngân hàng trung ương mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia. Ảnh: Getty Images

Trong hơn 70 năm qua, ngân hàng trung ương Mỹ hoạt động như một cơ quan độc lập. Để quyết định lãi suất nên ở mức nào, trong các cuộc họp nội bộ, những người đứng đầu, các nhà hoạch định chính sách không phải tham khảo ý kiến ​​của tổng thống và các quan chức khác vì lý do chính đáng dưới đây.

Theo lời giải thích của một cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), nhiệm vụ của những người đứng đầu ngân hàng trung ương là phải đưa ra những quyết định mặc dù có thể không được lòng dân nhưng cuối cùng vẫn là tìm cách mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước Mỹ trong dài hạn.

Tuy nhiên, tính độc lập suốt 70 năm của Fed có thể bị can dự khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

"Tôi cảm thấy rằng ít nhất tổng thống cũng nên có tiếng nói trong vấn đề này. Tôi cảm nhận điều đó rất mạnh mẽ. Tôi kiếm được rất nhiều tiền, và rất thành công. So với những người làm việc tại Cục Dự trữ Liên bang hoặc Chủ tịch Fed, tôi có bản năng về kinh tế tốt hơn", ứng viên tranh cử đảng Cộng hoà Trump phát biểu tại một cuộc họp báo vào tháng 8, ám chỉ đến các quyết định về lãi suất của Fed. Không rõ liệu ông Trump hay bất kỳ tổng thống nào có thể xoá bỏ tính độc lập của Fed hay không hoặc liệu điều đó có cần sự chấp thuận của quốc hội hay không.

Tuy nhiên, sau khi tuyên bố của ông vấp phải loạt phản ứng dữ dội, ông Trump đã xoa dịu dư luận trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg News chưa đầy 2 tuần sau đó: "Theo tôi, một tổng thống chắc chắn có thể nói về lãi suất nếu như họ có trực giác rất tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đang ra lệnh, nhưng nó có nghĩa là tôi nên có quyền được nói về nó như bất kỳ ai khác".

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Fed mất đi tính độc lập?

Fed không được thành lập để lấy lòng công chúng. Rõ ràng, người dân Mỹ và các chính trị gia không thích mức tỷ lệ lãi suất mà Fed đưa ra để “cứu” nền kinh tế.

Bất chấp những lời kêu gọi hạ lãi suất sớm hơn, Fed vẫn giữ lãi suất ở mức cao nhất trong hai thập kỷ suốt một năm để kiềm chế thực trạng lạm phát. Phải đến tháng 9 năm nay, họ mới thực sự cắt giảm. Nhiều quan chức được bầu trong Ngày Bầu cử vừa qua đã kêu gọi hạ lãi suất vào thời điểm đó, nhưng lập luận của họ có thể không được xem xét tại các cuộc họp về chính sách tiền tệ.

Theo đánh giá của các nhà hoạch định tại Fed, việc hạ lãi suất quá sớm có thể có nguy cơ làm bùng lại lạm phát, hiện chỉ cao hơn một phần mười điểm phần trăm so với mục tiêu 2% của Fed. Lãi suất cao hơn thường giúp kiểm soát lạm phát bằng cách khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn khi vay tiền, từ đó hạn chế giá cả tăng cao hơn nhiều. Đó là lý do tại sao các quốc gia có ngân hàng trung ương độc lập thường có tỷ lệ lạm phát thấp hơn. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đề cập đến lập luận này khi trả lời các phóng viên vào tháng 9 sau khi tuyên bố hạ lãi suất.

“Đây là một cơ cấu mang lại lợi ích cho công chúng và tôi hy vọng điều này sẽ tiếp tục”, ông Powell nói.

Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo Reuters/Bloomberg)

Link gốc