• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
23 Tháng Giêng 2025 8:10:56 SA - Mở cửa
Cổ phiếu thép vẫn khó ‘trở mình’
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/12/2024 8:25:00 SA

Việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có thể giúp các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, trong đó có ngành thép, được hưởng lợi. Tuy nhiên, nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép vẫn sẽ chịu tác động tiêu cực.

Ngay sau khi báo cáo quý III/2024 của các doanh nghiệp thép được công bố, với mức tăng trưởng chậm lại, thậm chí thua lỗ, hàng loạt cổ phiếu nhóm thép quay đầu giảm mạnh.

Nhen nhóm trở lại

Thống kê từ ngày 8/7 đến cuối tháng 11/2024, nhóm cổ phiếu thép đang niêm yết giảm trung bình 39,5%, trong khi cùng thời gian, chỉ số VN30 chỉ giảm 1,3% và VN-Index chỉ giảm 3,2%.

Chẳng hạn như SMC của Đầu tư Thương mại SMC giảm 66,4%; TLH của Thép Tiến Lên giảm 48,4%; HSG của Tập đoàn Hoa Sen giảm 25%; NKG của Thép Nam Kim giảm 23%; TVN của Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP giảm 34,5%…

Nhóm cổ phiếu thép được đánh giá là sẽ được hưởng lợi từ việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tuy nhiên, sau thông tin Quốc hội thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã tác động tích cực tới nhóm cổ phiếu đầu tư công, trong đó nhiều cổ phiếu ngành thép đã có dấu hiệu tích cực trở lại.

Giới phân tích kỳ vọng việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có thể giúp các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, xây lắp được hưởng lợi.

Theo báo cáo của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, với mức đầu tư lớn, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó có ngành thép.

Nhóm phân tích cho rằng, sắt thép có thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các nguyên vật liệu của dự án, với ước tính cho quy mô đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 21 tỷ USD, vật liệu xây dựng khác khoảng 14,6 tỷ USD.

"Hưởng lợi rõ nhất là sắt thép vì Chính phủ sẽ ưu tiên sử dụng trong nước. Sắt thép cũng là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất cho dự án", báo cáo nêu.

Đánh giá thêm về tác động của dự án đường sắt tốc độ cao, Chứng khoán Yuanta nhận định những doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim có thể hưởng lợi.

Phiên 11/12, thị trường vẫn chưa thể bứt phá do thiếu vắng nhóm ngành dẫn dắt, dòng tiền ảm đạm. Hầu hết các cổ phiếu, các nhóm ngành đều phân hóa trong biên độ hẹp dưới 1%. Chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu thép lại nổi “sóng”, nhưng tâm điểm lại thuộc về các cổ phiếu vừa và nhỏ như SMC, HSV (tập đoàn HSV Việt Nam), VCA (Thép Vicasa), BCA (B.C.H) khi tăng kịch trần; còn các mã khác như HPG (Hòa Phát), HSG, NKG, KVC (Xuất nhập khẩu inox Kim Vĩ) lại kết phiên trong sắc đỏ.

Còn lắm nỗi lo

Thực tế, những cổ phiếu vừa và nhỏ nhóm thép đang có những “câu chuyện riêng” liên quan đến vấn đề nội tại doanh nghiệp. Chẳng hạn, Đầu tư Thương mại SMC có lãi trở lại và đã đưa ra lộ trình khắc phục cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và kiểm soát; Thép Vicasa "nổi sóng" với câu chuyện thoái vốn nhà nước; còn cổ phiếu của Tập đoàn HSV Việt Nam vốn nổi tiếng với những cú giật lắc siêu tốc…

Trong khi đó, nhìn chung, nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ.

Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán VNDirect cho rằng giá thép thế giới tiếp tục gặp khó khăn do thị trường xây dựng bất động sản Trung Quốc suy yếu cũng như nguy cơ áp thuế nhập khẩu lên Trung Quốc và các nước lân cận của Mỹ bởi chính quyền ông Trump.

Việc dư thừa nguồn cung đã đẩy giá giao ngay của HRC Trung Quốc xuống 465 USD/tấn, tương ứng mức giảm 9% so với tháng trước và -20% tính từ đầu năm, thấp hơn mức giá trước Covid-19.

Tại Việt Nam, giá HRC vận động theo xu hướng của giá tại Trung Quốc, trong khi đó, giá thép xây dựng trong nước giao dịch ổn định hơn với mức giảm 4% so với tháng trước và -5% tính từ đầu năm.

VNDirect nhận định, thị trường xây dựng bất động sản Trung Quốc khả năng sẽ tiếp tục suy yếu.

Trung Quốc đại diện cho 50% tổng nhu cầu thép toàn cầu và nhu cầu này đã gia tăng mạnh mẽ trong thập kỷ trước khi Trung Quốc thúc đẩy hoạt động xây dựng tại thị trường nhà ở và cơ sở hạ tầng công cộng.

Việc chính phủ Trung Quốc mong muốn chuyển dịch động lực tăng trưởng kinh tế khỏi lĩnh vực bất động sản tạo cơ sở để rằng khả năng chính phủ Trung Quốc tiếp tục bơm tiền vào lĩnh vực này là thấp.

Dù chính phủ Trung Quốc tìm ra được các cơ hội đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng GDP, điều này vẫn không thể bù lại được suy giảm trong nhu cầu thép nội địa gây ra bởi sự suy giảm trong đầu tư vào lĩnh vực bất động sản - ngành tiêu thụ nhiều thép nhất. Do đó, nhóm phân tích dự báo giá bán thép của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong năm 2025.

Bên cạnh đó, VNDirect cũng đặt vấn đề nguy cơ áp thuế nhập khẩu lên Trung Quốc và các nước lân cận của Mỹ bởi chính quyền Trump.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã phát biểu gần đây rằng ông sẽ áp thuế suất 25% lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico và thêm 10% thuế lên hàng hóa Trung Quốc.

Nếu việc áp thuế xảy ra, theo VNDirect, các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ giảm xuất khẩu sang Canada, Mexico và Mỹ, đồng thời chuyển dịch lượng thép này khỏi các khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh đến các khu vực như ASEAN và Ấn Độ, nơi nhu cầu tiêu thụ thép nội địa vẫn đang tăng trưởng vững chắc. Nếu không có thêm các biện pháp bảo hộ thị trường thép nội địa đến từ chính phủ, lượng thép nhập khẩu tràn vào Việt Nam sẽ tiếp tục nhiều hơn.

Chứng khoán BSC cũng đánh giá ngành thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi Mỹ đã bắt đầu điều tra nguồn gốc xuất xứ và áp thuế đối với các thép nhập khẩu từ các quốc gia lân cận như Mexico, Canada.

Thông thường, thép Trung Quốc đi qua Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường lân cận như Mexico, Canada, từ đó gián tiếp vào thị trường Mỹ.

Còn Chứng khoán Agriseco cho rằng ngành này có thể chịu ảnh hưởng hai chiều từ chính sách thuế, ngắn hạn có thể tốt nhưng dài hạn kém tích cực do định hướng khôi phục ngành thép của Mỹ.

Hải Giang-Link gốc

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức