• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 12:06:04 CH - Mở cửa
KBSV: Chưa thấy xuất hiện yếu tố làm thay đổi định giá, nâng mục tiêu VN-Index lên 1.360 điểm
Nguồn tin: Vneconomy | 10/04/2024 1:50:06 CH

KBSV nâng vùng điểm mục tiêu của chỉ số VN-Index từ 1.330 điểm trong báo cáo chiến lược năm 2024 lên 1.360 điểm.

Ảnh minh họa.

KBSV vừa có báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán tháng 4 với điểm nhấn nâng vùng điểm mục tiêu của chỉ số VN-Index từ 1.330 điểm trong báo cáo chiến lược năm 2024 lên 1.360 điểm.

Theo KBSV, đối với triển vọng thị trường trong năm 2024, chưa thấy xuất hiện yếu tố mới có mức ảnh hưởng đáng kể để thay đổi vùng định giá hợp lý P/E của chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm ở 15.3 lần (thấp hơn mức 16.5 hiện tại). Dù vậy, KBSV nâng dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết từ 16,4% lên 19%, sau khi đánh giá thêm mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 vừa qua cũng như triển vọng phục hồi của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2024.

Theo đó, KBSV nâng vùng điểm mục tiêu của chỉ số VN-Index từ 1.330 điểm trong báo cáo chiến lược năm 2024 lên 1.360 điểm.

Các yếu tố hỗ trợ thị trường tiếp tục đến từ sự phục hồi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết; mặt bằng lãi suất thấp của nền kinh tế tiếp tục được duy trì; triển khai hệ thống giao dịch KRX và triển vọng nâng hạng thị trường vào tháng 9; tác động tích cực từ thị trường chứng khoán Mỹ nhờ kỳ vọng FED hạ lãi suất, và kinh tế Mỹ hạ cánh mềm.

Sau nhịp tăng mạnh từ cuối tháng 10/2023 cho đến nay, mức định giá P/E của thị trường hiện không còn rẻ và ở 16.5 lần (theo Bloomberg, tương đương mức bình quân 2 năm cộng 1 độ lệch chuẩn). Điều này cho thấy thị trường đã phản ánh tương đối đầy đủ các yếu tố kỳ vọng được nêu ở trên.

Tuy nhiên, đây không phải là vùng giá đắt của chỉ số VN-Index trong bối cảnh nhiều yếu tố thuận lợi còn ở trước mắt. Mặc dù vậy, 1 nhịp điều chỉnh của thị trường là cần thiết để giải tỏa áp lực chốt lời, cũng như phản ánh các rủi ro từ yếu tố tỷ giá, trước khi thị trường nhận thêm sự hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản như tăng trưởng trong các mùa báo cáo kết quả kinh doanh, số liệu vĩ mô tích cực, hay các động lực đến từ việc triển khai hệ thống KRX, nâng hạng thị trường, và FED hạ lãi suất.

Nhịp điều chỉnh này được đánh giá là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu vùng giá thấp trong bối cảnh triển vọng tích cực của thị trường trong năm 2024 được duy trì.

KBSV nâng dự báo tăng trưởng EPS toàn thị trường từ 16% ở báo cáo chiến lược trước lên 19% so với cùng kỳ 2023. Năm 2024 sẽ là giai đoạn phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh với hầu hết các nhóm ngành.

Quan điểm đưa ra dựa trên các yếu tố gồm: Chính sách tiền tệ nới lỏng với việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ được áp dụng xuyên suốt cả năm 2024 trong bối cảnh áp lực tỷ giá và lạm phát được đánh giá không căng thẳng (có thể xuất hiện 1 vài thời điểm Ngân hàng Nhà nước hút ròng tín phiếu, nhưng không mang hàm í đảo chiều chính sách, và ít có khả năng khiến lãi suất thị trường 1 tăng).

Các động lực tăng trưởng khác đến từ chính sách của Chính phủ như đầu tư công, miễn giảm thuế, thu hút vốn FDI, và các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản…;Mức nền lợi nhuận thấp khi trong năm 2023 lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết giảm 5% so với cùng kỳ, giảm sau 9 năm tăng trưởng cao nếu loại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19.

Cụ thể, nhóm ngành sẽ có sự phục hồi EPS tích cực nhất là: Nhóm Hàng tiêu dùng không thiết yếu với EPS dự phóng tăng 29% so với cùng kỳ nhờ kỳ vọng sức mua và nhu cầu tiêu dùng phục hồi đi cùng đó là mức nền kết quả kinh doanh thấp trong năm 2023.

Ngành Công nghệ thông tin sẽ duy trì đà tăng của mình với mức 20% so với cùng kỳ, dẫn dắt tăng trưởng bởi triển vọng ổn định của cổ phiếu FPT. Dự phóng tích cực sẽ tiếp tục được đưa ra với ngành tài chính tăng 22%, phản ánh kỳ vọng vào việc nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi trở lại. Nhìn chung, hầu hết các ngành sẽ ít nhiều kỳ vọng sẽ phục hồi trong bối cảnh năm 2024.

Thu Minh

Link gốc