• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,63 +2,17/+0,17%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:15:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,63   +2,17/+0,17%  |   HNX-INDEX   225,52   +0,88/+0,39%  |   UPCOM-INDEX   92,42   -0,32/-0,34%  |   VN30   1.311,22   -0,04/0,00%  |   HNX30   482,36   +2,57/+0,53%
02 Tháng Mười Hai 2024 10:17:07 SA - Mở cửa
Chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp, VNINDEX giảm nhẹ. Khối ngoại rút ròng hơn 1.000 tỷ
Nguồn tin: VnEconomy | 21/06/2024 3:55:37 CH

Đợt ATC xuất hiện các lệnh mua bán quy mô lớn, có lúc VIC, VHM, VCB vọt lên giá kịch trần nhưng nhanh chóng các lệnh đối ứng xuất hiện kiềm chế. Khoảng 20 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục thị trường xuất hiện một nhịp kéo hồi khá mạnh đưa VN-Index vượt tham chiếu. Tuy nhiên khả năng “cân lệnh” đợt ATC thất bại, đẩy chỉ số đỏ nhẹ 0,28 điểm, đánh mất cơ hội có phiên tăng thứ 4 liên tiếp...

Chiều nay thị trường chủ đạo vẫn là bị gia tăng áp lực bán. VN-Index chốt phiên sáng tăng 0,35% tương đương 4,5 điểm so với tham chiếu. Tuy nhiên sang chiều tới tận 2h10, chỉ số lao dốc gần như liên tục, giảm tối đa gần 3 điểm. Nhịp phục hồi cuối diễn biến khá nhanh và cũng chủ yếu nhờ kéo trụ. Thành quả đã không thể duy trì khi ATC các mã trụ bị xả mạnh.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 702 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 18 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 71 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.3 ngàn tỷ đồng.

Thanh khoản cực lớn đợt ATC xuất hiện ở VCB, VHM, VIC, CTG, VNM, HPG, VPB, toàn các cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu của chỉ số. Ban đầu sức mua dồn vào sớm kéo giá loạt mã này lên rất cao. Tuy nhiên chỉ ít phút sau mọi thứ cân bằng lại, giá VCB, CTG, VNM bị ép mạnh xuống. VIC cũng mất gần hết mức tăng. HPG, VPB, VHM bị đè mạnh xuống vùng đỏ. VN30-Index đóng cửa giảm 0,18% chỉ với 7 mã tăng/18 mã giảm.

Độ rộng sàn HoSE cũng không mấy tích cực: Tại đáy của VN-Index chiều nay, độ rộng ghi nhận 165 mã tăng/266 mã giảm. Tại đỉnh của nhịp hồi ngay trước khi bước vào đợt ATC, sàn này ghi nhận 193 mã tăng/218 mã giảm. Đóng cửa VN-Index có 185 mã tăng/234 mã giảm. Có thể thấy nhịp hồi không dẫn đến đà tăng lan tỏa và khi thị trường chịu sức ép, số lớn cổ phiếu đã mất đà theo.

Nhờ giao dịch tái cơ cấu tập trung vào đợt ATC, thanh khoản sàn HoSE chiều nay tăng gần 30% so với buổi sáng, đạt 10.556 tỷ đồng. Dù vậy đây cũng không phải là một ngưỡng thanh khoản khác biệt, thậm chí giảm 19% so với chiều hôm qua và cũng chỉ tương đương các phiên đầu tuần. Thậm chí, thanh khoản rổ VN30 phiên này còn giảm tới 24% so với hôm qua và toàn sàn HoSE cả ngày giảm hơn 12%.

Điều này cho thấy mức thanh khoản thấp các phiên vừa qua cũng thật sự là có sụt giảm chung, chứ không hẳn nhà đầu tư dồn tiền vào trong phiên tái cơ cấu ETF.  Sàn HoSE hôm nay có 57 cổ phiếu giao dịch từ 100 tỷ đồng trở lên – chiếm 77% tổng khớp sàn – thì chỉ có 19 mã tăng, trong đó 13 mã tăng hơn 1%. Phía giảm áp đảo hoàn toàn với 33 mã, trong đó 20 mã giảm quá 1%. Như vậy ở nhóm có dòng tiền mạnh nhất thị trường hôm nay, sức ép vẫn nhỉnh hơn ở phía đỏ.

Dĩ nhiên thị trường lúc nào cũng có cổ phiếu mạnh yếu khác nhau. Trong 185 cổ phiếu xanh cuối ngày của VN-Index, 94 mã tăng quá 1%, thậm chí 14 mã kịch trần. TLH, RAL, VPH, EVG, NHA, SMC, VIP là những mã thanh khoản khá tốt. Dù vậy ở nhóm tăng mạnh nhất cũng hầu hết chỉ giao dịch vài chục tỷ đồng, cá biệt có LPB tăng 6,47% khớp 351,5 tỷ; ELC tăng 3,38% khớp 139,3 tỷ; HAH tăng 2,6% với 176,2 tỷ; FRT tăng 2,23% với 207,9 tỷ…

Phía giảm nhiều hơn về số lượng, nhưng chỉ 80 mã mất quá 1%. Tuy nhiên số thanh khoản lớn thì lại rất nhiều. Nhóm 95 mã tăng hơn 1% chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE nhưng 80 mã giảm hơn 1% lại chiếm 27%. Nguyên nhân một phần là do các lệnh bán của quỹ lớn và cầu nội không đỡ được khiến giá giảm sâu. HPG, VND, SSI, TCB, DIG, TCM, VRE, NKG, HDG, VCI, POW, EVF khớp hàng trăm tỷ đồng mỗi mã và giá giảm rất mạnh.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay ghi nhận bán ròng tổng thể 1.008,8 tỷ đồng trên sàn HoSE trong đó bán riêng với cổ phiếu VN30 khoảng 660,5 tỷ đồng. Tuy nhiên do có giao dịch đối ứng trong đợt ATC nên tính riêng đợt này, mức bán ròng chỉ khoảng 100 tỷ đồng. Các cổ phiếu bị xả mạnh là FPT -226,7 tỷ, VND -129,4 tỷ, VRE -85 tỷ, HPG -63,6 tỷ, POW -52,2 tỷ, MWG -42,7 tỷ, VPB -40,9 tỷ… Bên mua có EVF +61,4 tỷ, CTR +56,4 tỷ, LPB +42,9 tỷ, TCH +32,4 tỷ, ELC +29 tỷ, PC1 +28,4 tỷ.

KIM PHONG-LINK GỐC