• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 11:14:50 CH - Mở cửa
'Soi' kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 6 để lựa chọn cơ hội đầu tư
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 03/06/2024 8:48:15 SA

Áp lực tỷ giá, lạm phát dự kiến vẫn duy trì cao trong tháng 6, cùng với đó là thời điểm công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô… là những yếu tố chính mà các chuyên gia cho rằng có thể tác động đến thị trường chứng khoán trong tháng 6.

Diễn biến thị trường tháng 5 giữ được mức tăng, dù trải qua không ít nhịp điều chỉnh. Từ mức 1.209,5 điểm trong phiên cuối tháng 4, tính đến phiên 31/5, VN-Index tăng 61 điểm (tương tương tăng 5%). Đây là mức tăng khá trong bối cảnh tâm lý dè dặt bởi quan niệm “Sell in May”.

Hai kịch bản cho thị trường 

Bước sang tháng 6, theo các chuyên gia, áp lực tỷ giá, lạm phát dự kiến vẫn duy trì cao có thể tác động đến thị trường chứng khoán.

Mặt khác, cuối tháng 6 sẽ là thời điểm công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô, điển hình như tăng trưởng GDP quý II. Với quý I tăng trưởng 5,3%, nếu quý II thấp, các quý còn lại sẽ cần cố gắng nhiều để hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5% như Chính phủ đã đề ra. Theo đó, các chính sách thúc đẩy kinh tế có thể được đưa ra trong giai đoạn tiếp theo, cũng tác động đến thị trường chứng khoán.

Chưa kể nhiều quỹ ETF sẽ tiến hành cơ cấu danh mục. Trong khi đó, nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc tích lũy vị thế cổ phiếu trước mùa công bố kết quả kinh doanh quý II/2024.

Áp lực tỷ giá là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong tháng 6.

Nhìn chung, biến động của thị trường chứng khoán trong các tháng 6 không quá mạnh. Thống kê cho thấy có tới 16 năm, VN-Index ghi nhận mức biến động dưới 5% theo cả hai chiều tăng, giảm. Cùng với tháng 10, đây là 2 tháng mà thị trường ít biến động nhất trong năm khi nhìn vào dữ liệu lịch sử.

Lịch sử thị trường chứng khoán trong các tháng 6 cho thấy, VN-Index có 11 năm tăng điểm và 12 năm giảm điểm. Mức tăng mạnh nhất là 23,75% vào năm 2001, trong khi mức giảm mạnh nhất là 7,4% vào năm 2022. Gần nhất, tháng 6/2023, chỉ số tăng 45 điểm lên mức 1.120 điểm (+2,51%).

Trở lại hiện tại, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã đưa ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 6/2024.

Trong kịch bản tích cực, nếu VN-Index không giảm qua 1.250 điểm, thị trường có cơ hội tăng đến ngưỡng khoảng 1.300 – 1.320 điểm trong tháng 6.

Ngược lại, nếu VN-Index điều chỉnh về ngưỡng 1.250 điểm và sau đó không có những nhịp phục hồi, không được ủng hộ bằng thanh khoản, thị trường có thể bước vào một cơn sóng "mùa hè" – sóng điều chỉnh, phù hợp với nhịp điều chỉnh của chứng khoán Mỹ. Sóng điều chỉnh này có thể kéo dài đến hết mùa hè, thị trường trở lại ngưỡng 1.200 điểm là cơ hội mua mới cho nhà đầu tư.

Do đó, chuyên gia VPBankS cho biết thị trường hiện đang ở 2 vùng giao dịch rất quan trọng, vùng kháng cự 1.290 điểm và ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm.

"Ở Việt Nam, xét theo tính chu kỳ, diễn biến thị trường tháng 6 thường đi theo tháng 5. Khi tháng 5 tăng giá thì tháng 6 cũng tăng và ngược lại. Do đó, có thể kỳ vọng sau khi có tháng 5 tăng mạnh vừa qua với mức tăng khoảng 4,8%, thị trường tháng 6 cũng sẽ tăng với mức tăng từ 2% - 4%, tương đương 1.305 – 1.330 điểm", ông Đức nhấn mạnh.

Nghiêng về kịch bản lạc quan, chuyên gia của VPBankS nhận định, thị trường thời gian tới có thể tăng nối tiếp tháng 5. Tuy nhiên, diễn biến thị trường tháng 6 sẽ vẫn xuất hiện giằng co, không tăng mạnh như tháng 5, nhưng chưa đủ xấu để tạo đỉnh.

Tương tự, ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích đầu tư của FIDT (FIDT Research) cho rằng thị trường vẫn còn những lo ngại trong ngắn hạn, song vẫn khả quan trong dài hạn. Thị trường dự báo đi ngang trong tháng 6 cùng với sự phân hóa. Câu chuyện đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu cụ thể hơn là chỉ số chung. Chỉ số có thể điều chỉnh nhưng không quá lớn, và thị trường vẫn sẽ đi lên sau đó.

Đầu tư thế nào?

Chuyên gia FIDT nêu 3 nhóm ngành mà nhà đầu tư cần quan tâm, đó là bất động sản, bán lẻ và xuất khẩu.

Với bất động sản, các luật liên quan sẽ được áp dụng từ tháng 7. Thị trường bất động sản thực có dấu hiệu phục hồi về giá và thanh khoản tốt. Về kỹ thuật, các cổ phiếu bất động sản đang tích lũy nền tốt.

Nhóm bán lẻ hưởng lợi từ nền kinh tế đang hồi phục. Số liệu bán lẻ đang phục hồi tốt từ đầu quý II.

Nhóm xuất xuất, bao gồm tôm, cá tra và dệt may, với các đơn hàng đang gia tăng sở hữu triển vọng trong thời gian tới.

Còn chuyên gia VPBanks khuyến nghị nhà đầu tư chờ nhịp điều chỉnh trong tháng 6 để mua cổ phiếu.

“Trong giai đoạn thị trường "ngấp nghé" ở vùng đỉnh, những nhóm cổ phiếu có vốn hóa cao và thanh khoản thấp lại là những cổ phiếu có thể chiến thắng thị trường thay vì nhóm có thanh khoản cao”, ông Nguyễn Việt Đức nhấn mạnh.

Với nhà đầu tư theo trường phái an toàn, có thể theo dõi những cổ phiếu đầu ngành (hàng tiêu dùng, dầu khí,…) đã giảm giá trong một thời gian dài, bị thị trường "ghét bỏ", và hiện mới quay trở lại nhịp tăng giá đầu tiên.

Với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ở mức cao hơn, có thể theo dõi những cổ phiếu đã tăng rất mạnh, thị trường không còn đủ dũng cảm để mua, nhưng vẫn còn khả năng tiếp tục tăng. Nhà đầu tư nên chờ đợi nhịp điều chỉnh để mua vào.

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Tư vấn đầu tư của Chứng khoán Thành Công (TCSC) đưa ra 3 xu hướng đầu tư chính.

Theo đó, với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, phù hợp sẽ là nhóm ngành mang tính dẫn dắt thị trường, chiếm vốn hóa lớn, điển hình là ngân hàng.

Xu hướng thứ hai là hồi phục kinh tế. Kinh tế Việt Nam đã gặp khó khăn trong cuối năm 2022 đến 2023. Tuy nhiên, những quý gần đây, kinh tế đã hồi phục, biểu hiện ở những con số phục hồi ở hoạt động bán lẻ, công nghiệp, xuất khẩu... Nhà đầu tư có thể quan tâm đến các nhóm ngành vật liệu xây dựng, xuất khẩu, bán lẻ...

Với các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp, có thể xem xét cổ phiếu nhóm ngành tiện ích với tỷ lệ chia cổ tức cao.

Còn bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng phòng Phân tích FiinGroup dự báo 5 ngành có khả năng thu hút dòng tiền trong tháng 6: bất động sản, sản xuất dầu khí, dệt may, xây dựng hạ tầng và nhóm vận tải biển.

Hải Giang-Link gốc