• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 2:28:32 SA - Mở cửa
Rung lắc cực mạnh cuối phiên, VNINDEX giảm nhẹ 3 điểm
Nguồn tin: VnEconomy | 12/07/2024 3:57:24 CH

Thanh khoản chiều nay đã tăng vọt gấp đôi buổi sáng, nhưng cổ phiếu lại giảm giá nhiều hơn. VN-Index tạo đáy chỉ 3 phút trước khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, giảm gần 7 điểm trước khi được kéo hồi nhẹ trở lại. Lượng cổ phiếu giảm giá vẫn áp đảo hoàn toàn.

VHM, GVR, FPT là 3 cổ phiếu trụ xuất hiện nhịp nảy nhanh trong vài phút cuối, giúp VN-Index hồi lại đáng kể. Đóng cửa chỉ số này chỉ còn giảm 3,05 điểm. VHM trong 3 phút cuối tăng từ 38.300 đồng lên 38.500 đồng và vượt tham chiếu 0,13%. FPT từ 133.000 đồng 133.800 đồng, tăng 0,6%. GVR ấn tượng nhất, trong vòng 5 phút giá từ 37.250 đồng lên 37.900 đồng tương đương tăng 1,75% và đóng cửa tăng 2,57% so với tham chiếu.

Dù vậy không thể phủ nhận các cổ phiếu blue-chips chiều nay yếu hơn hẳn phiên sáng. Thống kê rổ VN30 có 19/30 mã tụt giá so với phiên sáng, chỉ 8 mã có cải thiện. FPT ngay cả khi có nhịp rướn cuối cùng thì vẫn còn thấp hơn giá chốt buổi sáng khoảng 0,37%. VIC thậm chí tụt tới 1,18%, còn tăng 1,58% so với tham chiếu. VCB, HPG là hai trụ khác lao dốc tới trên 1%, trong đó HPG tìm đáy mới trong phiên còn VCB đảo chiều từ tăng thành giảm. VN30-Index đóng cửa giảm 0,34%

Sức ép từ các cổ phiếu lớn bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể hơn đến giao dịch ở các nhóm khác. Độ rộng sàn HoSE cuối phiên chỉ có 140 mã tăng/298 mã giảm, xét về tỷ lệ tăng/giảm là kém hơn buổi sáng. Mặt khác, 98 cổ phiếu đóng cửa giảm hơn 1% cũng là gần gấp đôi số lượng phiên sáng. Nhóm này chiếm xấp xỉ 33% tổng giá trị khớp lệnh cả sàn, với nhiều cổ phiếu chịu sức ép rõ rệt: HPG giảm 1,21% thanh khoản 517,9 tỷ đồng; DBC giảm 1,59% với 341,2 tỷ; MSN giảm 1,32% với 334,3 tỷ; HDG giảm 1,26% với 203,6 tỷ; PC1 giảm 2,53% với 195,9 tỷ; TCM giảm 1,49% với 192,6 tỷ…

Phía tăng trừ VIC và GVR thì toàn các cổ phiếu vừa và nhỏ và không nhiều mã có được dòng tiền tốt. DCM, NKG, ANV, HAG là 4 cổ phiếu duy nhất khớp lệnh quá 100 tỷ đồng và giá tăng trên 1%. VHC, EVG, TV2, GEG, CCL, HT1, HPX là các mã còn lại thanh khoản khá và giá tăng trên 2%. Nhìn chung cơ hội đã thu hẹp đáng kể về mặt số lượng và các cổ phiếu ngược dòng với biên độ mạnh cũng không có nhiều nhà đầu tư lớn tham gia.

Xếp theo thanh khoản cho thấy sức ép là lớn ở nhiều cổ phiếu.

Thanh khoản hai sàn niêm yết chiều nay đã tăng vọt gần 54% so với buổi sáng, đạt 8.968 tỷ đồng giá trị khớp lệnh. Sàn HoSE tăng 55% với 8.368 tỷ đồng. Tiếc rằng việc gia tăng thanh khoản này có yếu tố xả hàng khá rõ, khi mặt bằng giá cổ phiếu thấp hơn và độ rộng kém hơn.

Nhà đầu tư nước ngoài phiên chiều cũng xả mạnh đáng kể: Tổng giá trị bán thêm ở HoSE tới 1.334,9 tỷ đồng, cao gấp đôi phiên sáng. Giá trị bán ròng tương ứng khoảng 512,1 tỷ, trong khi buổi sáng bán ròng 249,8 tỷ. Ngoài MWG và TCB bị bán nhiều từ sáng và chiều nay tăng cường độ đáng kể, còn có đột biến ở VHM vơi s-304,2 tỷ đồng, MSN -79,6 tỷ, FPT -48,3 tỷ, GAS -37,1 tỷ, KDH -33,9 tỷ, VPB -25,3 tỷ, VRE -24,4 tỷ. MWG buổi sáng mới bị bán ròng 77,2 tỷ, lúc đóng cửa là 124,3 tỷ. Phía mua có TPB +42,2 tỷ, DGC +27,2 tỷ, PLX +26 tỷ.

VN-Index điều chỉnh phiên thứ 3 liên tiếp sau khi chạm mức cao nhất ở nhịp nảy 2 tuần nay là 1.297,96 điểm. Như vậy thị trường vẫn cho thấy vùng kháng cự quanh 1300 điểm có sức cản tâm lý rất lớn. Đây không phải là lần đầu thị trường thất bại ở vùng cản này. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra có thể là một lực cản bổ sung, nhưng yếu tố chính vẫn là nhà đầu tư trong nước bán. Đặc biệt dòng tiền vào các blue-chips quá yếu khiến các trụ tăng không bền, đại đa số chỉ tăng mang tính T+, thậm chí ngay cả VCB, FPT nên VN-Index không có động lực bền vững.

Kim Phong-LINK GỐC