• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 6:39:18 CH - Mở cửa
Bài 1: Ngành du lịch trước áp lực phải tiên phong chuyển đổi xanh
Nguồn tin: vneconomy | 03/07/2024 4:03:10 CH

Trong 10 lĩnh vực được cho là cần ưu tiên chuyển đổi xanh gồm: Năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp – nông thôn, y tế, quản lý chất lượng tài nguyên nước – tài nguyên đất và đa dạng sinh học, kinh tế biển xanh, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khuyến nghị du lịch là ngành kinh tế cần phải xanh nhất...

Du lịch Cô Tô xanh. Ảnh minh họa

Phát biểu tại diễn đàn Du lịch Việt Nam "Chuyển đổi xanh để Phát triển bền vững" tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, TS. Võ Trí Thành đưa ra 3 lý do để lý giải cho nhận định trên.
 
Lý do đầu tiên, ông Thành cho rằng du lịch là ngành trực tiếp phục vụ con người, là dịch vụ cao nhất, tinh hoa trong các dịch vụ phục vụ cho con người, do vậy đòi hỏi "xanh" về trách nhiệm, "xanh" trong tương tác.  
 
Không chỉ mang tới trải nghiệm cá nhân cao, du lịch xanh còn là câu chuyện của cạnh tranh quốc gia, hình ảnh quốc gia, câu chuyện của quá khứ hiện tại và tương lai của một quốc gia”.
 
Lý do thứ hai, theo TS. Võ Trí Thành, là du lịch gắn với nhiều bên liên quan bởi có một hệ sinh thái phong phú. "Hiện nay đang có quan điểm rất mới và về du lịch, tôi cho rằng du lịch có mấy ý quan trọng: Du lịch là con người, vì con người và du lịch có sự tham gia của tất cả các bên liên quan đặc biệt là vai trò của du khách, doanh nghiệp và cộng đồng", TS. Thành nói.
 
Có cùng quan điểm, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, nhấn mạnh du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Mọi sự thay đổi của xã hội, của tự nhiên đều tác động đến du lịch và ngược lại, chính du lịch cũng góp phần tác động lại mức độ bền vững của cảnh quan thiên nhiên môi trường xã hội. Do vậy, việc chuyển đổi xanh trong du lịch và nền kinh tế có sự tương tác qua lại chặt chẽ.  
 
“KHÔNG XANH, KHÔNG CHƠI” VÀ SỨC ÉP PHẢI CHUYỂN ĐỔI XANH TỪ CUỘC SỐNG
 
Lý do thứ ba khiến du lịch phải tiên phong chuyển đổi xanh, theo TS. Võ Trí Thành, đó là từ áp lực thay đổi đến từ chính cuộc sống. “Lối sống thay đổi, cách hưởng thụ thay đổi, cách tiêu dùng đã thay đổi. Xa hơn một chút là sự sống còn của doanh nghiệp, đó là đòi hỏi của chính thị trường, thị trường nó bắt anh phải xanh, không xanh không chơi. Và đây chính là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới việc sự thành bại của ngành du lịch nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng, đặt ra yêu cầu phải tiên phong đi đầu trong chuyển đổi xanh cho ngành du lịch”, ông Thành khẳng định.
 
Cùng chung quan điểm đã tới lúc ngành du lịch phải thực thi chuyển đổi xanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình khẳng định: “Nếu không làm, chúng ta sẽ lạc hậu”.
 
“Hiện nay khách du lịch sang Việt Nam đã bắt đầu hỏi về du lịch xanh. Vừa đặt chân tới Việt Nam họ hỏi ngay lập tức chỗ nào là xanh, và yêu cầu tới điểm đến xanh. Chẳng hạn như khách Nhật bắt đầu hỏi. Khách Châu Âu thì đã hỏi từ lâu rồi.
 
Sau Covid-19, nhận thức của khách du lịch thay đổi rất nhiều, hoàn toàn khác. Người ta hiểu rằng môi trường quan trọng như thế nào. Bây giờ đi du lịch thì an toàn là yếu tố số 1 chứ không còn là nhu cầu hưởng thụ và cái đẹp”, ông Vũ Thế Bình lưu ý.
 
Theo điều tra số liệu thị trường của OutBox Company trong năm 2023, ngành du lịch Việt Nam sẽ phải quen với xu hướng khách Wellness (du lịch sức khỏe, Adventure (phiêu lưu mạo hiểm)... Ở góc độ điểm đến, sự bùng nổ của khách tự túc được các quốc gia trong khu vực ưu tiên và ưa thích vì nó sự ủng hộ cho sự phát triển du lịch bền vững.
 
Khách du lịch bền vững yêu cầu tính bản địa, tính nguyên bản trong sản phẩm du lịch của địa phương, quan tâm tới sự bảo vệ môi trường cảnh quan và bảo tồn văn hóa truyền thống... Khách du lịch ngày càng coi trọng hơn giá trị trải nghiệm và giá trị nguyên bản từ sản phẩm họ nhận được.
 
Xu hướng du lịch xanh đang nhận được được nhiều sự quan tâm và lựa chọn của du khách trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu gần đây, một tỷ lệ lớn du khách thể hiện mong muốn tham gia các chuyến du lịch bền vững hơn.
 
Một nghiên cứu của Booking.com năm 2023 cho thấy 76% du khách mong muốn có những kế hoạch du lịch bền vững trong năm tới​ (EcoWatch)​​ (Booking News)​. Theo một nghiên cứu khác cũng của Booking.com có tới 87% du khách mong muốn trải nghiệm du lịch bền vững.
 
TỪ TẬN HƯỞNG CHUYỂN SANG MONG MUỐN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐIỂM ĐẾN
 
“Trước kia du lịch chỉ nhìn về con người, khi đi du lịch thì chỉ đề cao nhu cầu khám phá - trải nghiệm - tận hưởng hành trình của cá nhân. Nhưng nay không chỉ có nhu cầu tận hưởng, trải nghiệm du lịch xanh của cá nhân, du khách còn có mong muốn đóng góp phát triển kinh tế - văn hóa, cộng đồng nơi điểm đến trong quá trình đi du lịch. Đây là điểm tôi muốn nhấn mạnh để minh chứng cho nhận định du lịch đang thay đổi”, TS. Thành bình luận.  
 
 
Du khách đến Việt Nam du lịch và nhặt rác
 
Có một chi tiết rất đáng quan tâm trong Khảo sát năm 2022 của Expedia Group 90% là du khách lựa chọn du lịch bền vững, đặc biệt là những chuyến đi giảm “dấu ấn” môi trường, giúp hỗ trợ kinh tế - văn hóa địa phương, và có cơ hội khám phá các điểm đến mới.
 
Glenn Fogel, CEO của Booking.com, cho biết trong một tuyên bố từ năm 2023: "Mặc dù du lịch có thể quay trở lại, nhưng chi phí sinh hoạt tăng cao và lo ngại về khí hậu đã dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với các lựa chọn tiết kiệm và thân thiện với môi trường hơn. Du lịch có thể là động lực cho điều tốt đẹp và bản thân du khách đang chứng minh mình là những người tạo ra sự thay đổi ngày nay qua việc tạo dựng thói quen du lịch bền vững hơn và tìm kiếm những trải nghiệm có trách nhiệm".
 
Cũng theo CEO Glenn Fogel, đối với nhiều du khách, việc giảm thiểu tác động của họ tới môi trường theo bất kỳ cách nào đều có thể là điều quan trọng. Số lượng du khách tắt máy lạnh và các thiết bị tại nơi lưu trú hoặc tái sử dụng khăn tắm đã tăng so với báo cáo năm 2022. Hơn một nửa số người được hỏi (55%) đi du lịch với chai nước tái sử dụng của riêng họ.
 
Nhiều du khách cảm thấy có trách nhiệm trong việc giảm tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng 71% du khách muốn để lại những nơi họ đã đến tốt đẹp hơn so với khi họ đến​.
 
Các động lực chính để du khách lựa chọn du lịch bền vững bao gồm: mong muốn giảm tác động môi trường (40%), trải nghiệm phù hợp với địa phương (34%), và cảm thấy tốt về sự lựa chọn chỗ ở (33%)​ (Travel Agent Central)​. Bên cạnh đó, việc chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thiên nhiên trong các chuyến đi trước đây và nhận thấy tác động tích cực của du lịch bền vững cũng là những yếu tố thúc đẩy lớn​ xu hướng này(Travel Agent Central)​.
 
Không chỉ là xu thế tạm thời, xu hướng này được nhiều công ty đo kiểm thị trường về du lịch khẳng định đây sẽ còn là bước tiến vững chắc trong ngành du lịch, khi ngày càng nhiều du khách và nhà cung cấp dịch vụ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và duy trì sự bền vững của các điểm đến du lịch.
 
Du khách đã thay đổi, môi trường và khí hậu cũng đang thay đổi theo hướng coi trọng mục tiêu xanh và bền vững, vậy ngành du lịch Việt Nam sẽ phải làm gì để chuyển đổi xanh thiết thực và hiệu quả để đón bắt được xu hướng và dòng khách trong bối cảnh này?