• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
24 Tháng Mười Một 2024 8:19:10 CH - Mở cửa
VNINDEX lập chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp, tiến gần hơn tới mốc 1.280 điểm!
Nguồn tin: VnEconomy | 04/07/2024 3:58:49 CH

Chốt phiên, sàn HOSE "xanh vỏ đỏ lòng" khi có 179 mã tăng 207 mã giảm. Mặc dù thoát khỏi nhịp giảm chớp nhoáng cuối phiên chiều nay nhưng VN-Index đóng cửa cũng chỉ có thêm hơn 3 điểm, xác nhận đà tăng giảm tốc đáng kể. Áp lực bán không có biểu hiện nào là mạnh, nhưng dòng tiền từ chối đuổi giá khiến sắc đỏ bắt đầu lan rộng hơn.

Sàn HoSE cuối phiên chỉ còn 179 mã tăng/207 mã giảm. Dù chênh lệch không quá nhiều nhưng hôm nay là phiên đầu tiên độ rộng co lại trong bối cảnh VN-Index tăng. 3 phiên liền trước diện tăng giá hoàn toàn áp đảo cùng với biên độ chỉ số đi lên rõ nét. Sự thay đổi này phản ánh tín hiệu yếu đi nội tại, dù điểm số vẫn có trụ đẩy lên.

VN30-Index đóng cửa cũng tăng 0,39% nhưng chỉ với 11 mã tăng/15 mã giảm. Chiều nay số lượng cổ phiếu tụt giá so với phiên sáng nhiều hơn hẳn số tăng. Rất may là VN-Index vẫn còn ba trụ khá khỏe: FPT tăng 3,66%, VHM tăng 0,92% và GVR tăng 1,16%. Cả hai mã này đều thuộc Top 10 vốn hóa thị trường. Riêng 2 mã này đã đóng góp 2,5 điểm trong tổng mức tăng 3,04 điểm cả phiên. Thậm chí trong Top 10 cổ phiếu kéo chỉ số, chỉ có 5 mã là thuộc nhóm VN30.

Nhóm ngân hàng đuối sức thấy rõ, đặc biệt là các trụ. Duy nhất 4 mã ngân hàng trong nhóm blue-chips tăng nhưng đều kém: TPB tăng 0,57%, VPB tăng 0,26%, BID tăng 0,21% và HDB tăng 0,2%. Toàn rổ cũng chỉ có 10/27 mã xanh, 3 mã tăng trên 1% đều là các cổ phiếu nhỏ ít ảnh hưởng: VBB tăng 4,81%, LPB tăng 3,81%, KLB tăng 1,65%. Các mã ngân hàng tạo đột biến hôm qua như VCB, TCB đều suy yếu rất nhanh.

Dù vậy thị trường vẫn có vài điểm sáng. FPT là ví dụ nổi bật khi giá quay lại đỉnh cao lịch sử trong tháng 6 với thanh khoản lớn nhất thị trường. Cổ phiếu này khớp thành công gần 8,12 triệu cổ tương đương 1.088 tỷ đồng. Chỉ một mình FPT đã chiếm 8,4% tổng giá trị khớp toàn sàn HoSE. Sau chuỗi ngày bị khối ngoại xả cực nhiều, FPT hôm nay được mua ròng trở lại 21,6 tỷ đồng. PLX cũng gây ấn tượng mạnh với phiên vượt đỉnh 25 tháng, giá tăng 4,9%, giao dịch cũng lọt Top 19 mã mạnh nhất sàn, đạt 258,7 tỷ đồng. VND tăng 2,47%, LPB tăng 3,81%, VPI tăng 2,33% là các cổ phiếu khác đáng chú ý, thanh khoản đều trên trăm tỷ đồng.

Toàn sàn HoSE cuối phiên ghi nhận 179 cổ phiếu tăng giá, trong đó 78 mã tăng trên 1%. Tuy nhiên thanh khoản quá tập trung với 78% thuộc về 10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất. Điều đó nghĩa là tuy số lượng mã tăng mạnh thì nhiều, nhưng đại đa số thanh khoản “lèo tèo” và các nhà đầu tư lớn không có chỗ “cựa mình” ở nhóm này.

Phía giảm giá chiều nay gia tăng đáng kể về số lượng với 207 mã (chốt phiên sáng là 169 mã) nhưng cũng chủ đạo là “đỏ nhẹ”. 47 mã trong nhóm này giảm quá 1%, thanh khoản rất thấp, toàn nhóm chỉ chiếm 7,5% giá trị sàn. POW giảm 2,32% với 165,3 tỷ; DXG giảm 1,89% với 141,2 tỷ; DIG giảm 1,09% với 199,2 tỷ; DBC giảm 1,02% với 193,2 tỷ là các mã duy nhất đáng kể.

Tổng thể thị trường đang được nâng đỡ ở chỉ số, nhưng mức độ phân hóa thì rõ hơn. Đây là hệ quả của việc chốt lời ở các cổ phiếu cụ thể. Biến động tăng tốt đã kéo dang phiên thứ 4 liên tiếp và nhiều cổ phiếu bắt đầu suy yếu là bình thường. Giá càng lên sẽ càng ít người sẵn lòng mua đuối giá, trong khi số người muốn hiện thực hóa lợi nhuận lại nhiều lên. Như phiên chiều nay đã có lúc VN-Index lao xuống dưới tham chiếu gần 2,3 điểm trước khi hồi lại ít phút cuối. Độ rộng tại đáy rất hẹp với 134 mã tăng/273 mã giảm. Đó là tín hiệu rõ nhất của hành động chốt lời.

Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay có tăng mua vào đạt khoảng 676,2 tỷ đồng trong khi bán thêm 876,7 tỷ, tương ứng bán ròng 200,5 tỷ đồng. Phiên sáng khối này đã xả ròng 377,2 tỷ. Nhóm bị bán mạnh nhất là VHM -122,7 tỷ, VRE -111,3 tỷ, VCB -55 tỷ, HPG -50,5 tỷ, MWG -47,2 tỷ, VPB -37,6 tỷ, POW -30,1 tỷ. Tính riêng cổ phiếu thuộc rổ VN30 bị bán ròng 486,4 tỷ đồng, chiếm gần hết mức bán ròng toàn sàn HoSE.

VN-Index tăng sang phiên thứ 4 liên tiếp đã quay trở lại vùng đỉnh cũ hồi tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên thanh khoản trung bình từ đầu tuần đến nay chỉ đạt khoảng 12.628 tỷ đồng khớp lệnh mỗi ngày. Mức giao dịch này đã giảm 30% so với trung bình tuần trước. Thị trường đi lên liền 4 phiên nhưng không có dòng tiền mạnh dần lên, cho thấy sự thận trọng vẫn còn rất lớn.

KIM PHONG-LINK GỐC