• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.275,81 +3,83/+0,30%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:44:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.275,81   +3,83/+0,30%  |   HNX-INDEX   231,79   +0,27/+0,11%  |   UPCOM-INDEX   92,21   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.344,22   +5,17/+0,39%  |   HNX30   505,24   +1,20/+0,24%
09 Tháng Mười 2024 9:52:02 SA - Mở cửa
Những rủi ro toàn cầu nào nhà đầu tư cần phải chú ý trong tháng 8?
Nguồn tin: Tạp chí công thương | 06/08/2024 3:32:56 CH

Bộ Công Thương cho biết sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong báo cáo đánh giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan này xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận về việc Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường

Ngày 2/8/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận về việc Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Theo đó, mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Hàng hóa Việt Nam tiếp tục “chịu thiệt”

Tại thông cáo phát đi tối 2/8, Bộ Công Thương bày tỏ lấy làm tiếc về kết luận này.

“Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công n hận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một  nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá”, ông Trịnh Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết.

Cụ thể, khi xác định giá trị thông thường để tính biên độ phá giá, Hoa Kỳ sẽ sử dụng giá trị của một nước thứ ba được coi là có nền kinh tế thị trường (nước thay thế) để tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam thay vì sử dụng dữ liệu do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Điều này khiến biên độ phá giá bị đẩy lên rất cao và không phản ánh thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường cho phép Hoa Kỳ áp dụng thuế suất  toàn quốc - là mức thuế dành cho các doanh nghiệp không hợp tác hoặc không chứng minh được họ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Thuế suất toàn quốc thường được Hoa Kỳ tính toán dựa trên dữ liệu sẵn có nên thường bị đẩy lên rất cao và được duy trì trong tất cả các đợt rà soát, gây cản trở cho việc xem xét dỡ bỏ lệnh áp thuế.

Điển hình, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá cao nhất 25,76% đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này trong năm 2024, trên cơ sở sử dụng giá trị thay thế của các nền kinh tế khác để xác định giá trị thông thường. Trong khi đó, đối với Thái Lan - quốc gia được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường - mức thuế này chỉ là 5,34%.

Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam lên đến 25,76%, trong khi đối với Thái Lan - quốc gia được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường - mức thuế này chỉ là 5,34%

Theo số liệu của Cục Phòng vệ thương mại, đến nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam, với 64 vụ việc, chiếm khoảng 25,4% tổng số vụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra. Tính riêng 7 tháng đầu năm 2024, hàng hóa Việt Nam bị tiến hành 5 vụ điều tra phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, chiếm 50% tổng số vụ việc phát sinh đối với Việt Nam trong 7 tháng.

Do vậy, kết luận của DOC không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ nói riêng và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này nói chung.

Hàng chục tổ chức, cá nhân Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ

Thời gian qua, Việt Nam đã thực sự nỗ lực thúc đẩy Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Vấn đề này cũng liên tục được lãnh đạo Chính phủ và Bộ Công Thương nhấn mạnh trong các cuộc tiếp xúc, trao đổi, làm việc với các tổ chức quốc tế.

Tại cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC hồi tháng 11/2023, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị phía Bộ Thương mại Hoa Kỳ đẩy nhanh tiến trình xem xét, rà soát và sớm công nhận Việt Nam là  nước có nền kinh tế thị trường; đồng thời có đánh giá khách quan, công bằng, theo đúng các quy định của WTO trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam sẵn sàng tăng cường đối thoại với Hoa Kỳ để giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại còn tồn tại; đồng thời hoan nghênh phía Hoa Kỳ tiếp tục có ý kiến đóng góp để hoàn thiện khung khổ pháp luật hiện hành, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng được lợi ích của cả hai nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo

Nhờ những nỗ lực ấy, 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ,...

Trước đó, ông Ted Osius - Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN từng lên tiếng khẳng định Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường.

“Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như chính sách ngoại hối và sẵn sàng cho việc nâng hạng lên nền kinh tế thị trường”, ông Ted Osius cho biết.

Ông James Borton - Nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins cũng chia sẻ quan điểm này, cho rằng “đã đến lúc DOC công nhận Việt Nam đã đạt được quy chế kinh tế thị trường”, đánh giá quyết định này không chỉ thể hiện sự thiện chí giữa hai đối tác mà còn để Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cùng nhau giải quyết tốt hơn các mối đe dọa về môi trường, kinh tế và an ninh mà cả hai quốc gia đều đang phải đối mặt.

Việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng

Rõ ràng, nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 73 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Úc, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand… và mới nhất là Costa Rica.

Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các  nước CPTPP, Liên hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng,  toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…

“Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường”, thông cáo của Bộ Công Thương nêu rõ. Các tiêu chí này bao gồm: (i) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; (ii) Vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; (iii) Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; (iv) Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; (v) Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; (vi) Các yếu tố khác.

Mới đây nhất, ngày 5/8, Bộ trưởng Ngoại thương Costa Rica Manuel Tovar Rivera đã trực tiếp thông báo và trao Công hàm về việc Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường cho Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trở thành quốc gia thứ 73 công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Các bản lập luận mà Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Hoa Kỳ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Tiếp tục yêu cầu Hoa Kỳ xem xét lại

Theo Bộ Công Thương, việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử công bằng hơn, không ảnh hưởng đến các quyền hợp pháp của ngành sản xuất trong nước Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong cải cách nền kinh tế sẽ tạo động lực cho các nền kinh tế khác cũng như tạo thêm động lực cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tạo ra nguồn cung chất lượng, ổn định chuỗi cung ứng cho nhu cầu nhập khẩu, tiêu dùng của các doanh nghiệp, người dân Hoa Kỳ.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược  toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai  nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Thy Thảo-Link gốc