• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.274,93 +2,95/+0,23%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:15:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.274,93   +2,95/+0,23%  |   HNX-INDEX   230,96   -0,56/-0,24%  |   UPCOM-INDEX   92,18   -0,27/-0,29%  |   VN30   1.343,31   +4,26/+0,32%  |   HNX30   502,81   -1,23/-0,24%
09 Tháng Mười 2024 11:19:18 SA - Mở cửa
Người giàu Việt Nam khiến các ông lớn bán lẻ quốc tế mạnh tay chi tiền
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 16/09/2024 4:25:48 CH

Tiêu dùng cá nhân dự kiến ​​sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Tuy nhiên, số lượng nhà bán lẻ cung cấp hàng hóa cao cấp trong nước chưa phát triển với tốc độ tương ứng. Do đó, các "ông lớn" bán lẻ đang hiện diện tại Việt Nam nhận định vẫn còn dư địa để khai thác mức tiêu thụ của họ.

Theo Nikkie Asia, Takashimaya - chuỗi các trung tâm mua sắm cao cấp của Nhật Bản mới đây cho biết sẽ tham gia thị trường bán hàng cho doanh nghiệp tại TP. HCM vào năm tới, với mục tiêu mở rộng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp và cá nhân giàu có.

Bên ngoài trung tâm mua sắm Takashimaya tại TP HCM. 

Nhiều dư địa để khai thác

Takashimaya sẽ thiết lập hệ thống bán hàng và nhận đơn hàng từ khách hàng doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về quà tặng và thiết bị văn phòng của họ. Chuỗi bán lẻ cao cấp sẽ bắt đầu bằng cách củng cố cơ sở khách hàng là các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hoạt động bán hàng ngoài cửa hàng, chủ động kêu gọi khách hàng đặt hàng. Công ty cũng sẽ cân nhắc thiết lập một dịch vụ tương tự cho những cá nhân giàu có.

Takashimaya có chi nhánh tại TP. HCM từ năm 2016, bên trong tòa nhà Saigon Center. Đó là lần đầu tiên một chuỗi bách hóa của Nhật Bản đặt chân vào Việt Nam. Khu phức hợp cung cấp mỹ phẩm, quần áo trẻ em, bánh kẹo và các mặt hàng khác. 8 tháng năm 2024, doanh số của Takashimaya tại TP. HCM đã tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Chuỗi đặt mục tiêu doanh số tại đây sẽ sớm leo lên vị trí thứ hai trong số các cửa hàng chính của hãng ở nước ngoài, chỉ sau chi nhánh tại Singapore.

Tiêu dùng cá nhân dự kiến ​​sẽ tăng trưởng ở Việt Nam, nhưng có rất ít nhà bán lẻ cung cấp hàng hóa cao cấp trong nước. "Số lượng các thương hiệu đã thâm nhập thị trường (tại Việt Nam) vẫn chưa nhiều", Yuki Hojo, Giám đốc chi nhánh Takashimaya tại TP. HCM cho biết. Điều đó có nghĩa là vẫn còn dư địa để khai thác mức tiêu thụ của những người có thu nhập cao. Cửa hàng của Takashimaya tại TP. HCM nhằm mục đích khơi dậy nhu cầu bằng cách thu hút các thương hiệu nước ngoài hiện không có mặt tại Việt Nam.

"Chúng tôi muốn trước tiên hiểu được nhu cầu của tầng lớp giàu có trong khu vực doanh nghiệp và tạo ra các mối liên hệ ở đó, trong khi nghĩ đến việc chuyển đổi khách hàng trong tương lai".

Trước đó vào tháng 4 năm nay, Takashimaya cũng đã công bố kế hoạch về một khu phức hợp mới tại Hà Nội, dự kiến khai trường sớm nhất vào năm 2026. Takashimaya dự kiến ​​sẽ đầu tư khoảng 2 tỷ Yên (12,9 triệu USD). Khu phức hợp Hà Nội sẽ là địa điểm đầu tiên ở nước ngoài của Takashimaya kể từ khi cửa hàng Bangkok mở cửa vào năm 2018.

Bùng nổ đầu tư lĩnh vực bán lẻ cao cấp

Việt Nam đang được định vị là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Takashimaya do tầng lớp trung lưu và thượng lưu đang mở rộng.

Theo Knight Frank, một công ty bất động sản của Anh, số lượng cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao tại Việt Nam (tài sản trên 30 triệu USD) dự kiến ​​sẽ đạt 978 người vào năm 2028, tăng 30% so với năm 2023.

Một nghiên cứu của KPMG Việt Nam cũng dự báo từ 2020 - 2030, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 5,5%, thuộc top quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Tầng lớp trung lưu tăng nhanh đã thúc đẩy thị trường bán lẻ, thể hiện rõ qua báo cáo kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2024 do Tổng cục Thống kê mới công bố. Doanh thu bán lẻ ước đạt 3.199,7 nghìn tỷ đồng và tăng 7,3% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng nổi bật ghi nhận tại một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, TP. HCM và Hà Nội.

"Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, tốc độ phục hồi tích cực của ngành du lịch cùng với sự ra đời liên tục của các thương hiệu mới đã mang đến một bức tranh bán lẻ hiện đại, năng động và nhiều tiềm năng. Các trung tâm thương mại từ đó cũng trở thành điểm đến vui chơi, giải trí hấp dẫn của người tiêu dùng”, bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý cấp cao Cho thuê bán lẻ Savills TP. HCM nhận định.

Không riêng trường hợp của Takashimaya, nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước cũng đang chớp lấy thời cơ bán hàng cho tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Việt Nam. Thương hiệu thời trang quốc tế của Nhật Bản - Uniqlo mới đây cũng công bố tham vọng mở rộng dấu chân tại Việt Nam khi lên kế hoạch mở cửa hàng đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi thành công ở các thị trường lớn như Hà Nội và TP. HCM.

Hay Central Retail, tập đoàn bán lẻ đa mô hình, đa lĩnh vực hàng đầu tại Thái Lan, Việt Nam và Ý, vừa khai trương trung tâm thương mại GO! Hà Nam tại phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với tổng diện tích hơn 14.000 m2. Dự án tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đánh dấu cột mốc là trung tâm thương mại thứ 39 của tập đoàn tại Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định Việt Nam đang trải qua sự bùng nổ trong lĩnh vực bán lẻ cao cấp, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.

Đỗ Kiều-Link gốc