• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.276,08 +5,73/+0,45%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.276,08   +5,73/+0,45%  |   HNX-INDEX   231,22   +1,70/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   98,35   +0,61/+0,63%  |   VN30   1.340,52   +2,74/+0,20%  |   HNX30   479,18   +7,29/+1,55%
15 Tháng Hai 2025 8:31:54 CH - Mở cửa
Có 8 triệu tài khoản, hệ sinh thái tài chính không thể 'quên' tiền số?
Nguồn tin: VietNam Finance | 15/02/2025 11:29:35 SA

Theo các chuyên gia, crypto là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái tài chính và việc có một sàn giao dịch tiền số là cần thiết.

Cần thiết nhưng phải kiểm soát chặt chẽ

Tại dự thảo đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech). Theo đó, Ủy ban Quản lý, điều hành trung tâm tài chính sẽ có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm sàn giao dịch với tài sản, tiền mã hóa.

Theo giới phân tích, đề xuất này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực tài chính số, là một bước đi quan trọng trong bối cảnh công nghệ blockchain đang ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Số liệu từ Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho thấy trong giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, tương đương với 21% dân số tham gia. Con số này chỉ đứng sau UAE và Mỹ, cho thấy mức độ quan tâm của người Việt đối với tài sản số là rất lớn.

Năm 2023, dòng tài sản số vào Việt Nam đạt 120 tỷ USD (theo báo cáo của tổ chức phân tích thị trường Chainalysis), một con số ấn tượng, phản ánh tiềm năng thị trường. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có sự điều chỉnh phù hợp, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc thử nghiệm sàn giao dịch tiền số và tài sản số tại trung tâm tài chính quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản lý rủi ro và tính minh bạch.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta, crypto là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái tài chính và việc có một sàn giao dịch tiền số là cần thiết. Ông cho rằng nếu đã cho phép giao dịch các loại tài sản như cổ phiếu (Equity), trái phiếu (Fixed Income) thì không lý do gì lại loại bỏ crypto.

"Chúng ta có thể kết nối với các sàn giao dịch quốc tế, hoặc thậm chí phát hành đồng tiền số và thực hiện ICO ngay tại Việt Nam. Mục tiêu là hướng đến dịch vụ tài chính 'all-in-one', nơi các tổ chức đầu tư có thể tiếp cận đầy đủ các loại tài sản từ thị trường Việt Nam đến quốc tế," ông Minh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận ở những thời điểm crypto cũng đem đến rủi ro cho nhà đầu tư. Để đảm bảo tính thanh khoản và hạn chế rủi ro, ông Minh cho rằng sàn giao dịch tiền số cần ưu tiên các loại tài sản có vốn hóa và thanh khoản lớn, thay vì các đồng tiền số có thanh khoản thấp, dễ bị thao túng giá. Đồng thời, cần có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý để hạn chế tình trạng lừa đảo và các hoạt động phi pháp.

Được biết, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để quản lý hoặc cấm các tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan. Việc này nhằm giảm thiểu nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động gian lận tài chính. Đây là lý do khiến nhiều chuyên gia lo ngại về việc kiểm soát dòng vốn trong thị trường crypto, đặc biệt là khi Việt Nam vẫn chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh cho lĩnh vực này.

Vừa làm, vừa điều chỉnh

Theo ông Đức Trần, đại diện Quỹ IDG Việt Nam, xu hướng hiện nay trên toàn cầu là blockchain hóa nhiều ngành nghề, trong đó Fintech là lĩnh vực có sự ứng dụng mạnh mẽ nhất. Xu hướng phát triển công nghệ blockchain hay Fintech là tất yếu nên Việt Nam cần có cách tiếp cận là vừa làm vừa xếp hàng để tiết kiệm thời gian.

Ông đề cập về những sản phẩm mà Việt Nam đã vừa làm, vừa thử nghiệm trước đây là cổng thanh toán trung gian, ví điện tử với nhiều đơn vị tham gia. Những sản phẩm này đã đạt được thành công và chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Từ kinh nghiệm này, đại diện Quỹ IDG Việt Nam đề xuất việc thử nghiệm sandbox trong 2 năm, tuy nhiên phải phải độc lập với hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hiện tại, khu trú trong TP. HCM và có “lằn ranh mềm” để phân định. Mặt khác, hệ thống phải có khả năng kết nối được quốc tế, đồng thời có thể khai thác lợi thế của 8 triệu tài khoản tiền mã hóa của cộng đồng blockchain Việt Nam.

Tuy nhiên, ông cũng đặt câu hỏi về cơ chế vận hành của sàn giao dịch tiền số tại Việt Nam, như việc có nên thành lập một sàn tập trung hay kết hợp cả sàn phi tập trung và sàn quốc tế để tối ưu hóa lợi ích cho nhà đầu tư.

Còn theo một chuyên gia trong lĩnh vực tiền số, nếu chỉ tập trung vào các sản phẩm tài chính truyền thống mà bỏ qua Fintech và tài sản số, Việt Nam sẽ mất cơ hội phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Thay vì chờ đợi một khung pháp lý hoàn chỉnh, vị này đề xuất tiếp cận theo hướng "vừa làm vừa điều chỉnh", tương tự như quan điểm của ông Đức Trần, học hỏi kinh nghiệm từ các trung tâm tài chính lớn như Hồng Kông hay Singapore, nơi crypto đã có cơ chế hoạt động rõ ràng.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng việc thử nghiệm cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính quốc tế để đảm bảo sự ổn định và minh bạch của thị trường. Ông đề xuất áp dụng các công nghệ giám sát hiện đại, như AI và big data, để phát hiện sớm các hành vi gian lận và thao túng thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ nhà đầu tư.

Trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển, nhiều chuyên gia cũng như nhà đầu tư tin rằng việc thử nghiệm sàn giao dịch tiền số không chỉ là cơ hội để Việt Nam gia nhập sân chơi tài chính toàn cầu, mà còn là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý trong việc cân bằng giữa đổi mới và đảm bảo an toàn tài chính. Nếu được triển khai bài bản và có sự hợp tác đa bên, đây có thể là nền tảng để Việt Nam xây dựng một hệ sinh thái tài chính số bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Hải Đường-Link gốc