• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.275,20 +3,72/+0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.275,20   +3,72/+0,29%  |   HNX-INDEX   229,49   +0,36/+0,16%  |   UPCOM-INDEX   97,24   +0,50/+0,52%  |   VN30   1.340,80   +4,21/+0,31%  |   HNX30   475,88   -0,46/-0,10%
07 Tháng Hai 2025 6:41:36 CH - Mở cửa
Chuyến tàu đầu tiên của Hợp tác Gemini làm hàng tại Cảng Quốc tế Cái Mép
Nguồn tin: Vietnam+ | 07/02/2025 4:00:08 CH

Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) vừa đón chuyến tàu đầu tiên của tuyến dịch vụ WC1/TP6 khai thác tại Cái Mép của Hợp tác Gemini.

Cảng Quốc tế Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của tuyến dịch vụ WC1/TP6 khai thác tại Cái Mép của Hợp tác Gemini vào sáng 6/2/2025. 

Hợp tác này được hình thành giữa 2 hãng tàu là Hapag-Lloyd và Maersk Line. Tổng cộng sẽ có 2 tuyến tàu mẹ và 1 tuyến tàu gom hàng do Gemini đưa vào khai thác tại CMIT.

Hapag-Lloyd AG (Hapag-Lloyd) và Maersk A/S - đơn vị trực thuộc AP Moller-Maersk (Maersk), đã ký một thỏa thuận thành lập liên minh mới hoạt động lâu dài mang tên “Hợp tác Gemini” bắt đầu vào tháng 2/2025. Tham vọng là cung cấp một mạng lưới vận tải biển linh hoạt và kết nối với độ tin cậy hàng đầu trong ngành. Tại Việt Nam, Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được chọn làm cảng chính duy nhất.

Việc Cảng CMIT trở thành cảng chính trong Liên minh vận tải Gemini sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối cụm cảng Cái Mép-Thị Vải và các tuyến vận tải quốc tế. Điều này không chỉ giúp gia tăng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, mà còn mở ra cơ hội hợp tác, phát triển logistics và cải thiện hạ tầng cảng biển, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải biển trong nước.

Hợp tác Gemini đặt mục tiêu đầy tham vọng, cung cấp độ tin cậy về lịch trình trên 90% sau khi mạng lưới được đưa vào sử dụng hoàn chỉnh. Bên cạnh chất lượng dịch vụ được cải thiện, khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi từ thời gian vận chuyển được cải thiện ở nhiều cảng lớn-hành lang tới cảng và khả năng tiếp cận một số trung tâm vận tải biển được kết nối tốt nhất trên thế giới. Đồng thời, các hãng cũng sẽ tận dụng được quy mô và mạng lưới để giảm chi phí và cung cấp giá cước cạnh tranh hơn cho khách hàng.

Cả hai công ty đều cam kết khử cacbon cho đội tàu của mình và đã đặt ra các mục tiêu khử cacbon đầy tham vọng nhất trong ngành với Maersk hướng tới mục tiêu đạt mức không cacbon vào năm 2040 và Hapag-Lloyd vào năm 2045. Để hình thành Hợp tác Gemini, Maersk đã rút khỏi liên minh 2M, trong khi Hapag-Lloyd rời khỏi THE Alliance vào đầu năm 2025.

Sự hợp tác mới giữa Hapag-Lloyd và Maersk sẽ bao gồm đội tàu khoảng 290 tàu với tổng sức tải 3,4 triệu container (TEU); Maersk sẽ triển khai 60% và Hapag-Lloyd 40%. Bao gồm 7 tuyến giao thương, 26 dịch vụ tuyến chính trong đó có 14 dịch vụ vận chuyển ở châu Âu, 4 dịch vụ ở Trung Đông, 13 dịch vụ ở châu Á và 1 ở Vịnh Mexico.

Từ tháng 2/2025, thế giới vẫn tồn tại 3 liên minh hãng tàu, tuy nhiên cấu trúc của các liên minh đã thay đổi, cụ thể: THE Alliance tái cấu thành Premier Alliance: One, Yang Ming & HMM; Ocean Alliance: CMA-CGM, COSCO Group, OOCL, Evergreen; Gemini Cooperation: Maersk và Hapag-Lloyd.

Bà Bernadette Chan - Tổng giám đốc Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) cho biết, tổng sản lượng container thông qua khu cảng Cái Mép - Thị Vải năm 2024 đạt gần 6,5 triệu TEUs, với tỷ lệ tăng trưởng cao 33%. Cái Mép - Thị Vải tiếp tục là cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực phía Nam. Với sự tin tưởng của các hãng tàu thành viên của Hợp tác Gemini, CMIT kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội cùng phát triển với Gemini và Cái Mép - Thị Vải dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2025.

Mục tiêu của Hợp tác Gemini là đạt được độ tin cậy lịch trình trên 90% khi đi vào vận hành hoàn chỉnh. Để giúp khách hàng đạt được mục tiêu này, yếu tố then chốt của cảng nước sâu là năng suất khai thác cao và khai thác an toàn.

Ngày 1/2 vừa qua, Hợp tác Gemini của 2 hãng tàu container Maersk và Hapag-Lloyd, Đức bắt đầu có hiệu lực trên toàn cầu. Theo thông tin từ hãng tàu thì từ tháng 2 trở đi, sẽ có tổng cộng 7 chuyến trực tiếp ghé Cái Mép-Thị Vải, chưa kể những chuyến MSC có trao đổi chỗ với các hãng tàu khác. 

Ông Phan Hoàng Vũ - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH liên doanh dịch vụ container quốc tế cảng Sài Gòn-SSA (SSIT) cho biết: "Hợp tác Gemini sẽ tiếp nhận tầm 4 chuyến dịch vụ trực tiếp từ hãng tàu MSC. Ngoài ra, cũng có những chuyến dịch vụ Nội Á của MSC với số chuyến hiện tại là 5 chuyến. Với các chuyến dịch vụ của MSC tại SSIT, hy vọng là đối tác, thành viên có trao đổi chỗ với MSC như ONE, Hyundai, Yangming, ZIM cũng sẽ có hàng hóa trao đổi ghé vào cảng".

Cảng Sài Gòn-SSA luôn tấp nập phương tiện ra vào làm hàng trong những ngày đầu năm mới. 

Theo nhận định của chuyên gia, doanh nghiệp cảng biển, việc liên minh các hãng tàu tái cấu trúc sẽ giúp tăng thêm các tuyến đi Mỹ tại Cái Mép - Thị Vải do có nhiều thêm tuyến dịch vụ trực tiếp. Với lợi thế cảng nước sâu, Cái Mép - Thị Vải có thể trở thành điểm đến hấp dẫn hơn nếu các liên minh mới tập trung vào tuyến thương mại Á-Âu. Đây là 1 tín hiệu tích cực cho Cái Mép - Thị Vải.

Trên hành trình hơn 14 năm đi vào vận hành khai thác đến nay, Cảng CMIT luôn là cánh chim đầu đàn trong việc mở ra chương mới cho khu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải khi tiên phong thử nghiệm thành công tiếp nhận các tàu trọng tải lớn nhất thế giới. Một trong những dấu mốc quan trọng nhất phải kể đến là việc thử nghiệm tiếp nhận tàu trọng tải 194.000 DWT vào năm 2017 và tăng đến tàu kích cỡ 214.000 DWT vào năm 2020.

CMIT trở thành một trong số rất ít cảng trên thế giới có khả năng tiếp nhận các tàu kích cỡ siêu lớn này. Đây cũng là cơ sở để Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam cấp phép cho một số cảng nước sâu khác trong khu vực Cái Mép - Thị Vải có thể tiếp nhận các tàu kích cỡ gần tương tự.

Tin, ảnh: Huỳnh Sơn (TTXVN)

Link gốc