Tăng trưởng GDP Việt Nam trong Q1 chỉ đạt mức 3,8% yoy, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7% của năm 2019 do hoạt động kinh tế suy giảm mạnh và biến động lớn trên toàn cầu do Covid-19 gây ra. Dù chính phủ Việt Nam đã kiểm soát sự lây lan của virus corona một cách khá hiệu quả thông qua các biện pháp cách ly từng phần, các nỗ lực kích thích nền kinh tế sẽ chỉ mang lại sự hồi phục dần dần của các hoạt động kinh tế từ giữa quý 2 trở đi.
Tuy nhiên, gián đoạn do dịch bệnh gây ra chỉ mang tính tạm thời, Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong trung hạn, với động lực tăng trưởng chính là lĩnh vực sản xuất xuất khẩu. Gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 gây ra trong nửa đầu năm 2020 sẽ không gây tác động tiêu cực lên lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam trong dài hạn.
Xuất khẩu Q1/2020 tăng trưởng 0,5% so với cùng kỳ (năm 2019 tăng 8,4%) với kim ngạch ước tính đạt 59,1 tỷ USD, trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và EU khiến nhu cầu tiêu thụ suy giảm. Dịch bệnh đang tiếp tục bùng phát tại Mỹ, tuy nhiên đã có các dấu hiệu tạo đỉnh tại Châu Âu và đã được kiểm soát hoàn toàn tại Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hồi phục trở lại trong nửa cuối năm 2020.
Hoạt động xuất khẩu sẽ được hỗ trợ phần nào khi đồng VND suy yếu so với đồng USD. Hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng trưởng thấp trong giai đoạn 2020- 2021 do thu nhập của người tiêu dùng trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch cúm, tuy nhiên, hoạt động thương mại sẽ dần phục hồi tăng trưởng khi nhu cầu tiêu dùng hồi phục sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn vào cuối Q2/2020. Cán cân thương mại sẽ tiếp tục thặng dư do nhu cầu nhập khẩu suy
|