Xu hướng phục hồi kinh tế tiếp tục được củng cố trong tháng 7, thể hiện qua tăng trưởng hoạt động sản xuất công nghiệp. Về các động lực tăng trưởng kinh tế, trong khi hoạt động xuất nhập khẩu có dấu hiệu giảm tốc trong các tháng gần đây và dòng vốn FDI giải ngân tăng trưởng ổn định, tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ; thêm vào đó, tăng trưởng giải ngân cho đầu tư công bắt đầu tăng tốc từ tháng 7.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa quá khởi sắc, chúng tôi kì vọng Chính phủ sẽ tiếp tục tích cực giải ngân đầu tư công để góp phần củng cố tăng trưởng GDP cho năm nay, cũng như giúp Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chúng tôi kì vọng hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng dương trong những tháng cuối năm, nhờ vào những yếu tố tích cực sau: 1) tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại; 2) chuỗi cung ứng của thế giới đã dần ổn định lại khi Trung Quốc nới lỏng bớt các biện pháp giãn cách do dịch bệnh Covid-19; và 3) các dự án đầu tư công trong nước đang được đẩy rất mạnh.
Các rủi ro cần theo dõi, bao gồm: 1) gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; 2) rủi ro đình lạm (stagflation) ở các nước trên thế giới, nhu cầu tiêu dùng bên ngoài sụt giảm; và 3) rủi ro lạm phát trong nước.
Lạm phát tháng 7 có dấu hiệu hạ nhiệt xuống 3,14% nhờ giá xăng trong nước giảm; tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 7 tiếp tục tăng lên 2,54%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hành động rất linh hoạt, khi vừa kiểm soát được lạm phát, vừa bình ổn được lãi suất, lại vừa linh hoạt điều hành tỷ giá trong bối cảnh bên ngoài còn nhiều bất ổn. Nhờ đó, tiền đồng (VND) mất giá ít hơn các đồng tiền khác (chỉ tăng 2,3% YTD). I. Kinh tế Việt Nam: Đánh giá và cập nhật triển vọng 4 | Báo cáo chiến lược Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) [Tóm tắt] Các chỉ số kinh tế
|