Tóm tắt:
|
Cho đến nay, tổng trữ lượng dầu khí đã phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam vào khoảng trên 1,5 tỷ m3 quy dầu, trong đó có khoảng 734 triệu m3 dầu và condensate và 798 tỷ m3 khí. Trữ lượng các mỏ đang khai thác tập trung chủ yếu ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Malay-Thổ Chu. Trong đó đã khai thác khoảng 50%; phần còn lại là 50% thì có tới 75% là khí và 25% là dầu. Trong 50% trữ lượng còn lại này, các mỏ đang khai thác chiếm 30%, trữ lượng từ các dự án trọng điểm (Lô B và Cá Voi Xanh) chiếm 30%, và 40% còn lại từ các mỏ nhỏ/cận biên, chưa đủ điều kiện kinh tế để triển khai.
Ngoài các khu vực đã có phát hiện dầu khí, ở các bể trầm tích trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam còn nhiều cấu tạo chưa được thăm dò với tiềm năng có thể thu hồi từ 1,5-2,5 tỷ m3 quy dầu, trong đó khu vực nước sâu, xa bờ, phức tạp chiếm khoảng 50%, được phân bổ như sau: Bể Cửu Long (9%), Sông Hồng (20%), Malay - Thổ Chu (3%), Phú Quốc (2%), Nam Côn Sơn (15%), Phú Khánh (16%), Tư Chính - Vũng Mây (32%), Hoàng Sa (5%). Tiềm năng các cấu tạo này phân bố ở các khu vực nước sâu, xa bờ, điều kiện thi công thực địa phức tạp, khó khăn, khó chủ động thực hiện ở các bể Tư Chính - Vũng Mây, Sông Hồng, Phú Khánh và Nam Côn Sơn (>50% tổng tiềm năng), các khu vực này ít được thăm dò, mới chỉ có phát hiện dầu khí.
Trong nước, Vietsovpetro và PVEP là những công ty dầu khí hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (E&P) của Petrovietnam (PVN). Ngoài ra, hoạt động E&P còn do các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai thác như: Chevron (Mỹ), KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas (Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman và Repsol (Tây Ban Nha), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon Energy (Pháp). Bên cạnh đó, nhiều đơn vị thành viên của PVN như PTSC, PV Drilling, PVEP, PVE cũng tham gia vào choỗi cung ứng dịch vụ kỹ thuật dầu khí phục vụ các hoạt động khoan thăm dò khai thác dầu khí đi kèm
|