• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.296,75 +3,77/+0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.296,75   +3,77/+0,29%  |   HNX-INDEX   237,57   -0,45/-0,19%  |   UPCOM-INDEX   100,61   +0,53/+0,53%  |   VN30   1.353,73   +4,28/+0,32%  |   HNX30   498,11   -1,20/-0,24%
22 Tháng Hai 2025 11:20:40 SA - Mở cửa
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: Báo cáo ngành dệt may: Sẵn sàng trước rủi ro
Loại báo cáo: Phân tích ngành
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Mirae Asset
Chi tiết:
Ngày: 19/02/2025 Số trang: 10 Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Quy mô: 563 Kb
Báo cáo này hữu ích?
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
 
Tóm tắt:

Triển vọng và rủi ro trong năm 2025

• Các nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhưng khu vực EU có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại: Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, dự báo GDP thực tế năm 2025 cho các thị trường trọng điểm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, bao gồm Hoa Kỳ (+2.3%; trước đó: +1.8%; 2024E: +2.8%); EU (+1%; trước đó: +1.4%; 2024E: +0.7%); Nhật Bản (+1.2%; trước đó: +1%; 2024E: +0.0%); và Trung Quốc (+4.5%; trước đó: +4.1%; 2024E: +4.9%). Tăng trưởng kinh tế sẽ duy trì nhu cầu sản phẩm dệt may tại các thị trường này.

• Cuộc chiến thuế quan của Hoa Kỳ: Ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ nhậm chức, chính phủ Hoa Kỳ đã công bố nhiều biện pháp thuế quan mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, cũng như có kế hoạch áp dụng "thuế quan có đi có lại" mới đối với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, vì chính quyền Trump vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán và vẫn còn thời gian trước khi mức thuế mới được áp dụng (trong vòng 180 ngày để tính toán và lập kế hoạch), chúng tôi tin rằng vẫn còn cơ hội để các sản phẩm dệt may của Việt Nam tránh được mức thuế cao.

• Diễn biến chính sách tiền tệ trái chiều tại các thị trường trọng điểm: Vào năm 2024 và đầu năm 2025, một số NHTW phương Tây đã bắt đầu hạ lãi suất điều hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát gia tăng gần đây, Fed đã làm chậm tiến độ cắt giảm lãi suất chính sách xuống mức tối đa 0.5 điểm phần trăm trong năm 2025. Điều này sẽ gây áp lực lên các NHTW khác muốn tiếp tục hạ lãi suất. Lãi suất cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, việc Fed chậm lại trong việc cắt giảm lãi suất có thể sẽ gây áp lực lên các loại tiền tệ tại các thị trường châu Á, như Yên Nhật và Won Hàn Quốc, điều này sẽ làm giảm sức mua tại các thị trường này.

• Hàng tồn kho và doanh số của các thương hiệu lớn: Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số của các thương hiệu lớn — như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma — đã có dấu hiệu tăng, một phần do việc cố gắng tăng mức tồn kho trước khi Trump nhậm chức. Chi tiết hơn, số liệu tồn kho chung đã dừng xu hướng giảm, trong khi một số thương hiệu chứng kiến hàng tồn kho tăng. Trong khi đó, doanh thu tiếp tục tăng trưởng vững chắc nhờ nhu cầu cuối năm.

• Niềm tin của người tiêu dùng giảm: Nhìn chung, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tại các thị trường chính suy yếu vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025. Các chỉ số tại hầu hết các thị trường chính đều giảm từ T11 2024. Đáng chú ý, chỉ số niềm tin của Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm đáng kể vào T2 2025 xuống dưới mức 70. Chúng tôi tin rằng khả năng lạm phát cao hơn và tốc độ cắt giảm lãi suất chậm lại của Fed là những lý do chính khiến niềm tin của người tiêu dùng giảm.

Rủi ro ngắn hạn: Những bất ổn vĩ mô, như các vấn đề địa chính trị và chính sách thuế quan của chính phủ Hoa Kỳ, sẽ là những rủi ro chính đối với nhu cầu dệt may trong năm 2025. Bất chấp những diễn biến gần đây trong các cuộc đàm phán xung quanh cuộc chiến Ukraine-Nga và Israel-Hamas, căng thẳng giữa các quốc gia vẫn ở mức cao, gây ra rủi ro lớn cho nền kinh tế.

• Rủi ro dài hạn: Cùng với dòng vốn FDI ngày càng tăng vào Việt Nam, các công ty dệt may có thể chịu áp lực từ chi phí lao động tăng. Ngoài ra, hiện nay người lao động Việt Nam có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm ở nước ngoài hơn, làm gia tăng sự cạnh tranh về tiền lương trong nước. Duy trì khuyến nghị Trung tính