• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,72 -4,69/-0,37%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,72   -4,69/-0,37%  |   HNX-INDEX   224,63   -0,06/-0,03%  |   UPCOM-INDEX   91,82   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.325,54   -4,08/-0,31%  |   HNX30   482,71   +1,32/+0,27%
26 Tháng Mười 2024 9:33:04 SA - Mở cửa
Bancassurance - 'gà đẻ trứng vàng' mới cho nhà băng Việt
Nguồn tin: Người đồng hành | 03/07/2018 1:24:14 CH
Bên cạnh hoạt động cho vay truyền thống, nhiều nguồn thu khác đang trở thành những động lực tăng trưởng mới của ngành ngân hàng. Trong khi cho vay tiêu dùng đã trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho VPBank và HDBank thì mô hình bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) lại là cơ hội cho rất nhiều ngân hàng và mới chỉ ở những pha tăng trưởng đầu tiên với dư địa phát triển còn rộng lớn.
 
Trong việc hợp tác win-win này, bancassurance giúp công ty bảo hiểm tiếp cận nhanh chóng tới lượng lớn khách hàng để giới thiệu các gói sản phẩm, tăng doanh thu mà không cần thêm lực lượng môi giới. Đồng thời, công ty cũng có thể tiến hành các nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó thiết kế ra các gói sản phẩm phù hợp.
 
Phía ngân hàng thu được hoa hồng từ việc bán các sản phẩm bảo hiểm và phí ứng trước thường có giá trị thường khá lớn từ các hợp đồng độc quyền. Điều quan trọng hơn, banncasurrance còngiúp tăng vòng đời khách hàng, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng dịch vụ và có thể khiến họ tiếp tục quay lại sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
 
Theo thống kê của SSI Retail Research, hiện 18 trong số 29 công ty bảo hiểm nhân thọ và 9 trong số 14 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang thực hiện bancassurance. Phí bảo hiểm mới thông qua kênh bancassurance trong tổng doanh thu tăng lên khoảng 10% cuối năm 2017 từ mức 1% trong năm 2013. Tỷ lệ này vẫn còn thấp so với 30-50% ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Singapore, v.v.
 
 
Doanh thu bảo hiểm thông qua kênh Bancassurance ở một số quốc gia
Nguồn: FALIA Bancassurance Survey
 
Có nhiều mô hình hợp tác phân phối bảo hiểm có mức độ tích hợp từ thấp đến cao: thỏa thuận phân phối, liên minh chiến lược, độc quyền. Trong hai năm 2017 – 2018, một loạt các hợp đồng độc quyền phân phối bảo hiểm được ký kết giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến các hợp đồng phân phối như hợp đồng 20 năm của Sacombank với Dai-ichi Life, Techcombank phân phối độc quyền cho Manulife trong 15 năm; hay những thương vụ nhỏ hơn của Vietinbank với Aviva, VPBank với AIA.Trước đó, VIB cũng đã ký hợp đồng độc quyền với Prudential từ năm 2015. Gần đây nhất, VietABank cũng đã bắt tay với Chubb Life Việt Nam để cho phép doanh nghiệp bảo hiểm này trở thành đối tác duy nhất bán bảo hiểm qua ngân hàng trong 10 năm.
 
Những hợp đồng phân phối độc quyền ngay lập tức tạo ra một khoản doanh thu phí độc quyền đột biến cho các ngân hàng. Đơn cử như Techcombank với khoản đột biến 1.543 tỷ được ghi nhận vào quý IV/2017; hay như VPBank với phần thu nhập khác tổng cộng khoảng 1.800 tỷ được ghi nhận trong quý IV/2017 và quý I/2018.
 
Trở thành đối tác duy nhất của ngân hàng là bước đi chiến lược giúp gia tăng thị phần của các doanh nghiệp này trong thị trường bảo hiểm còn nhiều tiềm năng của Việt Nam.
 
Từ phía các ngân hàng, việc tìm kiếm đối tác công ty bảo hiểm cũng bắt đầu chủ động hơn. Bloomberg vừa mới hé lộ về thông tin Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang mở rộng thêm mạng lưới đối tác phân phối bảo hiểm, thông qua sự tư vấn của Credit Suisse. Theo thông tin của Bloomberg, thỏa thuận này có thời hạn ít nhất 10 năm và có giá trị khoàng 1 tỷ USD. Tuy nhiên nếu hợp đồng được ký kết là hợp đồng độc quyền thì giá trị hợp đồng thậm chí còn cao hơn con số đó.
 
Hay như trường hợp của TPBank, theo chia sẻ của lãnh đạo ngân hàng này, mảng kinh doanh bảo hiểm cũng đang được ngân hàng này triển khai gần 2 năm nay. Theo kế hoạch thận trọng đề ra, mảng bancassurance năm 2018 dự kiến thu về gấp đôi năm 2017. Không quá vội vàng, chiến lược của TPBank là tự phát triển mảng kinh doanh của mình để có lợi thế hơn trong đàm phán về sau.
 
Cơ cấu dân số vàng cùng sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu là động lực cho thị trường bảo hiểm còn non trẻ của Việt Nam. Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2017 hơn 21%. Theo dự báo của CTCP Chứng khoán Sài Gòn, phí bảo hiểm thông qua kênh bancassurance sẽ tăng trưởng 30-40% trong những năm tới và ngày càng trở thành kênh bán hàng được ưa chuộng với tỷ trọng tăng lên lần lượt 12% và 14% trong năm 2018 và 2019.
 
Trong bối cảnh tín dụng chịu giới hạn về room, sự phát triển của bancassurance là một hướng đi khôn ngoan trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Thành công của Techcombank, VPBank hay động thái mới đây của Vietcombank có thể bước ngoặt trong sự phát triển của mảng kinh doanh này góp phần thay đổi cơ cấu doanh thu , giảm bớt sự phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng vốn mang tính chu kỳ và yếu tố rủi ro.
HỮU HIẾU

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.