• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
21 Tháng Giêng 2025 7:10:54 CH - Mở cửa
Chăn nuôi hết liêu xiêu, vẫn còn lo bền vững
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 09/01/2019 8:46:08 SA
Ở "thủ phủ" ngành chăn nuôi cả nước là Đồng Nai, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi, cho biết tình hình chăn nuôi năm 2018 phát triển trở lại khá tốt, từ nuôi lợn cho đến gia cầm.
 
Với chăn nuôi gà, ông Đoán đánh giá năm vừa qua, gà thịt và trứng có mức giá tốt, có những lúc người chăn nuôi đạt lợi nhuận 1.000 – 1.500 đồng/ quả trứng. Với chăn nuôi lợn, mức giá trên dưới 50.000 đồng/kg cũng mang lại lợi nhuận tốt cho người chăn nuôi.
 
Mặt phải, mặt trái
 
Thế nhưng, ông Đoán vẫn không quên mặt trái của ngành chăn nuôi. Điển hình như chăn nuôi vịt, có thời điểm khi con vịt đang có giá tốt trên thị trường thì bị tình trạng con giống rởm làm người chăn nuôi chịu thiệt hại rất lớn.
 
Chăn nuôi gia cầm của Đồng Nai theo quy trình công nghiệp phát triển có thể nói là mạnh nhất nước, tổng đàn đã lên hơn 23 triệu con. Tuy nhiên, do bị thiếu con giống, nên có thời điểm người nuôi "thiệt đơn thiệt kép".
 
Trong những đợt mua phải con giống rởm vừa qua, người nuôi vịt phải mua tới mức giá 23.500 đồng/con, sau khi nuôi khoảng 2 tháng chỉ bán được 30.000 đồng/con vì nuôi mãi nhưng vịt không lớn.
 
Người nuôi vịt đã mất trắng toàn bộ tiền cám, tiền thuốc men với vịt giống rởm. Thay vì vịt nuôi trong 2 tháng sẽ được 3,2 – 3,7kg/ con thì người chăn nuôi có lợi nhuận 5.000 – 10.000 đồng/kg, nhưng họ đã gặp xui trước cuộc "khủng hoảng" con giống rởm.
 
Nhìn lại tình hình của ngành trong năm 2018, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho rằng về sản lượng các loại sản phẩm chăn nuôi cơ bản là tăng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ cho cả xuất khẩu. Sản phẩm chăn nuôi vừa được mùa vừa được giá.
 
Những sản phẩm chính của ngành chăn nuôi năm 2018 đều tăng. Như chăn nuôi lợn tăng khoảng 1%, đạt khoảng 3,8 triệu tấn (năm 2017 chỉ đạt 3,7 triệu tấn). Chăn nuôi gia cầm tăng trưởng rất cao, tăng khoảng 6,5% về sản lượng thịt gia cầm (khoảng 1,1 triệu tấn); trứng gia cầm tăng khoảng 11% (đạt khoảng 11,5 tỷ quả trứng). Sữa tươi nguyên liệu cũng tăng trưởng tốt (đạt khoảng 1 triệu tấn).
 
"Điều quan trọng trong năm vừa rồi là thị trường tốt, bởi giá các sản phẩm chăn nuôi tăng rất tốt, đặc biệt là giá thịt lợn, có thời điểm mức giá cao nhất trong khu vực. Mức giá gia cầm và trứng cũng có lợi cho người chăn nuôi, trong khi sữa tươi nguyên liệu duy trì được giá tốt", ông Dương chia sẻ.
 
Đối mặt nhiều thách thức
 
Mặc dù đạt những kết quả tích cực trong năm 2018, nhưng giới chuyên gia cho rằng ngành chăn nuôi Việt Nam trong năm 2019 và các năm tới vẫn đối mặt không ít thách thức. Đặc biệt là tính cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng bởi các hiệp định thương mại khu vực và thế giới đang xóa dần rào cản thương mại mang tính bảo hộ.
 
Điển hình như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ năm 2019, các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước được cho là sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn ngay trên "sân nhà".
 
Hơn nữa, trong tương lai, như lưu ý của Ts Võ Trọng Thành (Cục Chăn nuôi), dịch bệnh vẫn rất đáng lo ngại, nhất là vấn đề kháng thuốc, biến chủng vi rút, các dịch bệnh mới nổi, khó khăn trong giải quyết dịch lở mồm long móng và tai xanh.
 
Ngoài ra, theo ông Thành, chi phí cao và khó khăn trong kiểm soát môi trường cũng là thách thức lớn. Khi chăn nuôi tích tụ với quy mô lớn hơn thì ô nhiễm môi trường cũng tăng cao, nhiều trang trại sẽ phải ngừng hoạt động hoặc dịch chuyển ra khu vực khác.
 
Điều quan trọng không kém chính là tính cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi. Cung của sản phẩm thủy sản, gia cầm, thịt bò sẽ tăng, cầu thịt lợn sẽ chững lại (do thị hiếu và thói quen ẩm thực người Việt thay đổi), trong khi việc hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị vẫn đang còn yếu.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, để ngành chăn nuôi thực sự phát triển bền vững vẫn còn nhiều vấn đề. Thứ nhất là phải kiểm soát dịch bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm.
 
Thứ hai là phải tổ chức lại ngành chăn nuôi theo các chuỗi liên kết. Ở đó vừa có người chăn nuôi, vừa có người giết mổ, có người chế biến, có người kết nối thị trường, để chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ trách nhiệm.
 
Điều này sẽ tạo sự bền vững về chất lượng, an toàn thực phẩm (truy xuất được nguồn gốc), bền vững về thị trường (chia sẻ được lợi ích và cân đối được cung cầu).
 
Thứ ba là phải đầu tư và làm thật nhanh khâu giết mổ, tập trung chế biến công nghiệp và đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi. Thứ tư là phải kết nối được thị trường.
 
Ông Dương cho rằng nếu ngành chăn nuôi làm được 4 vấn đề lớn này thì sẽ vững vàng phát triển và hội nhập trong giai đoạn tới và sẽ thiết lập trật tự mới của ngành chăn nuôi, đó là chuyên nghiệp hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn.
 
Thế Vinh
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.