• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 4:33:48 SA - Mở cửa
Ngành dệt may tiếp tục gặp khó trong quý III, cơ hội lớn mở ra tại thị trường Mỹ
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/11/2019 7:53:20 SA
Thách thức ngắn hạn, nhiều doanh nghiệp báo lãi giảm mạnh
 
Theo báo cáo Bộ Công Thương, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến tỷ giá giữa các đồng tiền biến động, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam bị cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc dẫn tới ảnh hưởng các đơn hàng xuất khẩu của ngành dệt may.
 
Cụ thể, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt giảm lượng nhập hàng. Trong khi đó, mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng. Nếu như trong năm 2018, tới thời điểm giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì năm nay chỉ ký được các đơn hàng có số lượng nhỏ và ký theo tháng. Tâm lý chung của người mua đều lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ leo thang, nên các đơn hàng bị “chia nhỏ” thay vì đặt số lượng lớn như những năm trước.
 
Bộ Công Thương cho rằng các đơn hàng liên tục thay đổi, nên các doanh nghiệp cần phải có nhiều biện pháp nhằm thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình hình. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp báo lãi quý III giảm mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp sợi.

 
Đơn vị tính: tỷ đồng
 
"Anh cả" trong ngành, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) báo lợi nhuận sau thuế quý III giảm 13% xuống 186 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng lãi sau thuế giảm 20% về 534 tỷ đồng. Đơn vị lý giải chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn ngành dệt may nói chung và các đơn vị thành viên trong tập đoàn nói riêng, đặc biệt là các đơn vị sản xuất sợi. Kết quả sản xuất kinh doanh của một số đơn vị sản xuất sợi của tập đoàn trong quý đã giảm đáng kể so cùng kỳ năm trước.
 
Quý III, Damsan (HoSE: ADS) cho biết giá bán thành phẩm sợi cotton bình quân giảm 30% và sản lượng sản xuất cũng giảm 18%. Do vậy, đơn vị chỉ lãi hơn 300 triệu đồng trong quý, giảm mạnh so con số 15,6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, lãi 3,2 tỷ đồng, bằng 6% cùng kỳ.
 
Tình hình tệ hơn, Đầu tư và phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) lỗ 3 quý liên tiếp. Sản phẩm chính của Fortex cũng là sợi cotton và đơn giá xuất khẩu từ đầu năm đến nay tiếp tục giảm mạnh so cùng kỳ.
 
Tại Dệt may Thành Công (HoSE: TCM), doanh thu xuất khẩu 9 tháng giảm 81 tỷ đồng, tương đương 3% so cùng kỳ năm trước xuống 2.455 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu nội địa tăng nhẹ từ 55 tỷ lệ 56 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 17,5% xuống 15,4%. Theo đó, lãi sau thuế 9 tháng giảm 28% về 154 tỷ đồng.
 
Thị trường xuất khẩu Trung Quốc giảm cả về khối lượng và giá cả khiến Dệt may Hà Nội (UPCoM: HSM) bị lỗ thuần hoạt động kinh doanh 25,5 tỷ đồng trong 9 tháng qua.
 
Vẫn có điểm sáng

 
Đơn vị tính: tỷ đồng
 
Chuyên sản xuất loại sợi tổng hợp polyester DTY và FDY, Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) cho biết sản phẩm sợi truyền thống tiêu thụ bị chậm lại và giá bán giảm dưới tác động bán phá giá từ Trung Quốc sang Việt Nam và các thị trường lân cân. Tuy nhiên, đơn vị đã tăng cường tiêu thụ sản phẩm mới là sợi tái chế recycle để bù đắp. Cụ thể, 9 tháng, doanh thu sợi truyền thống giảm 26,5% nhưng sợi tái chế tăng 114% nên doanh thu thuần chỉ giảm 7,2% đạt 1.653 tỷ.
 
Mặt khác, công ty được hưởng lợi từ tỷ giá, chi phí tài chính giảm mạnh từ 50 tỷ về 27,2 tỷ đồng, riêng lỗ chênh lệch tỷ giá giảm từ 30 tỷ về 4,6 tỷ đồng. Sợi Thế Kỷ có 50% doanh thu đến từ hoạt động xuất khẩu với các thị trường chính gồm Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Pakistan và Mỹ. Bởi vậy, lợi nhuận sau thuế tăng 23%, đạt 161 tỷ đồng.
 
May mặc TNG (HNX: TNG) báo 9 tháng đạt 3.568 tỷ đồng doanh thu và 174 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; lần lượt tăng 31% và 33,5% so cùng kỳ năm trước. Công ty lý giải việc cơ cấu lại khách hàng, tập trung vào khách hàng lớn ngay từ đầu năm và thực hành tiết kiệm chi phí đã giúp lợi nhuận tăng.
 
Tình hình đơn hàng của TNG khá tốt, tính đến 14/8, tổng giá trị đơn hàng may mặc đã ký kết với khách hàng ước 4.700 tỷ, cao hơn 13% so với kế hoạch doanh thu năm 2019 và tăng 30% so với doanh thu cả năm 2018. Thị trường xuất khẩu chính của TNG là châu Âu đóng góp 50% cơ cấu doanh thu, thị trường Mỹ 31%, tiếp theo là khối CTTPP, Nga – Belarus và Hàn Quốc.
 
Cơ hội lớn mở ra tại thị trường Mỹ trong dài hạn
 
Việc chính phủ Mỹ áp thuế bổ sung (25%), thuế chống bán phá giá (65%) và thuế chống trợ cấp (từ 32% đến 460%) đối với sợi polyester filament của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ đã thúc đẩy các nhà nhập khẩu Mỹ tìm nhà cung ứng thay thế. Cụ thể, thương hiệu thời trang lâu đời tại Mỹ - Urban Outfitters đã đặt ra các ưu tiên tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp khác hoặc đàm phán với các nhà cung cấp hiện tại để giảm thiểu tác động thuế quan. Nhà bán lẻ American Eagle Outfitters đang tiếp tục rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Guess dự kiến giảm lượng hàng sản xuất từ Trung Quốc xuống 12%.
 
Báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết trung tâm sản xuất dệt may tại Trung Quốc gặp khó khăn. Hơn 500 công ty dệt ở thành phố phía Đông Trung Quốc rơi vào tình trạng ế ẩm, thiếu đơn đặt hàng, phải đóng cửa nhà máy và cho công nhân nghỉ việc.
 
Hàng dệt may Trung Quốc xuất vào Mỹ trong 9 tháng qua chỉ còn tăng 3% về khối lượng và giảm 1% về giá trị, trong khi năm 2018 lần lượt tăng 6,8% và 4,8%.
 
Như vậy, có vẻ như cơ hội đang mở ra cho các quốc gia khác tại thị trường Mỹ. 9 tháng, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan đã cải thiện đáng kể tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất vào thị trường Mỹ, đạt mức tăng cao nhất kể từ 2016. Cụ thể, Ấn Độ là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất về khối lượng với 11,4%, Việt Nam theo sau với 8,2%. Song về giá trị, Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất 12,5%, gấp đôi năm trước.

 
Nguồn: Sợi Thế Kỷ
 
Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 9 tháng của Việt Nam ước đạt 29,24 tỷ USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ, hoàn thành 74% kế hoạch năm 2019. Mỹ đang là là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thống kê cho thấy giá trị xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ đạt giá trị 11,5 tỷ USD, tiếp đến là EU 4,35 tỷ USD, Trung Quốc 3,12 tỷ USD và Nhật Bản 3,03 tỷ USD.

 
Đơn vị tính: triệu USD
 
Ngọc Điểm
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.