• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
02 Tháng Hai 2025 2:01:43 SA - Mở cửa
Techcombank, LienVietPostBank và MSB đưa kiến nghị về dự thảo quy định thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn tin: Người đồng hành | 15/12/2019 5:42:02 CH
Nhiều ngân hàng có góp ý cho dự thảo nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến. Techcombank đề xuất ban soạn thảo cần quy định chi tiết hơn về các phương tiện thanh toán. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán cũng cần luận giải. 
 
Theo dự thảo, tiền di động được định nghĩa là “tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động”. Với định nghĩa này, theo Techcombank tiền di động có thể được hiểu là một loại/hình thức tiền tệ.
 
Mặt khác, tiền điện tử được định nghĩa trong cùng dự thảo là “giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động”.
 
Theo định nghĩa này, tiền di động không phải là một loại/hình thức tiền tệ, mà chỉ là một đại lượng thể hiện/thước đo giá trị của tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử. Nhưng nếu chỉ là (thước đo) giá trị thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hay bất cứ tổ chức nào khác cũng không thể “phát hành” được tiền di động, như nêu trong dự thảo…
 
Techombank đề xuất ban soạn thảo xem xét làm rõ vấn đề tiền di động có phải là một loại tiền tệ hay không, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành tiền di động theo cơ chế, cách thức nào và cách thức vận hành của tiền di động.
 
Bên cạnh đó, Techcombank cũng đề xuất ban soạn thảo cần sửa đổi lại dự thảo theo hướng quy định rõ tiền điện tử được sử dụng trong thanh toán hợp pháp ở Việt Nam phải là tiền được số hóa từ tiền đồng và việc phát hành phải thông qua nối kết với tài khoản ngân hàng (để đảm bảo nguyên tắc không dùng tiền mặt và đáp ứng các quy định về phòng chống rửa tiền...).
 
Dù tại dự thảo đã ghi nhận các quy định về tiền điện tử tuy nhiên Techcombank cho rằng cần bổ sung thêm quy định để bảo đảm xác định đúng và phân biệt rõ giữa tiền điện tử (loại tiền hợp pháp) và tiền ảo/tiền mã hóa (chưa được công nhận hợp pháp).
 
Theo đó, ngân hàng đề xuất dự thảo cũng nên được ghi nhận rõ về bản chất, phạm vi hoạt động của tiền điện tử trước khi phổ biến hình thức thanh toán này. Ngoài ra, ban soạn thảo cũng nên cân nhắc bổ sung các quy định nhằm tăng cường các hình thức bảo mật, bảo đảm an toàn cho người dùng tiền điện tử.
 
Techcombank đề xuất ban soạn thảo xem xét phân chia 2 trường hợp là phong tỏa và tạm khóa theo thực tiễn đang thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của NHNN. Hiện nay các thông tư NHNN về tài khoản thanh toán quy định rất nhiều trường hợp vi phạm. Vậy đề nghị quy định rõ trường hợp vi phạm thì xử lý như thế nào với từng trường hợp cụ thể trường hợp khách hàng vi phạm và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm.
 
Về quy định điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Techcombank đề xuất Ban soạn thảo xem xét cân nhắc thêm về việc bãi bỏ quy định về điều kiện yêu cầu bắt buộc phải có bằng đại học, cao đẳng đối với các nhân sự chủ chốt như quy định tại dự thảo. Đồng thời, đơn vị này cũng đề xuất bãi bỏ quy định ngân hàng chủ động xây dựng quy định nội bộ để đánh giá lựa chọn tổ chức trung gian thanh toán. Trách nhiệm này nên thuộc về cơ quan chức năng bởi bản thân các cơ quan chức năng trước khi cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể kiểm soát ngay từ các điều kiện này.    
 
Bên cạnh đó, Techcombank cũng đề xuất cần quy định rõ cơ chế báo cáo định kỳ và đột xuất với Ngân hàng Nhà nước, để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuẩn bị báo cáo theo đúng quy định.
 
LienVietPostBank đề xuất bổ sung các mô hình hợp tác kết nối như việc ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế, được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chỉ được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài để hỗ trợ ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
 
Việc hợp tác này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và việc chấp thuận bằng văn bản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong khi đó trước đây chỉ cần thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Điều này gây khó khăn và chậm trễ trong việc hợp tác của các bên liên quan.
 
Đối với quy định các bên liên quan thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới, LienVietPostBank chỉ ra quy định này không làm rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong nước trong các thỏa thuận cần quy định nội dung này hay không. Quy định này gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong nước và cả đối tác nước ngoài.
 
Trong khi đó, MSB cho biết dự thảo quy định chỉ Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được phép thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
 
Tuy nhiên, ngân hàng cho rằng thực tế hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức đang thực hiện dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng với các hình thức như chuyển tiền, thu hộ, chi hộ thông qua hình thức giao dịch dân sự.
 
Nếu quy định quá chặt chẽ thì sẽ khiến nhiều việc làm thông thường của người dân thành vi phạm quy định của pháp luật. Do đó, dự thảo cần quy định cụ thể thế nào là dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng.
 
MSB cũng cho rằng cách nêu khái niệm tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước không cần thiết và dễ gây hiểu nhầm vì thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động không phải là tiền mà chỉ là phương tiện thanh toán, giá trị tiền tệ lưu giữ. 
 
Trâm Anh
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.