• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
08 Tháng Mười Một 2024 9:23:28 CH - Mở cửa
CEO Vinatex: Việt Nam cần có khu công nghiệp dệt may trọng điểm
Nguồn tin: Người đồng hành | 24/12/2019 7:43:59 CH
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam đánh giá năm 2019 là năm đặc biệt khó khăn của ngành với nhiều biến động trên thị trường không dự báo trước và kéo dài hơn dự kiến. Xung đột thương mại Mỹ - Trung đã làm tổng cầu dệt may 2019 chỉ tăng 3,3% so với mức tăng 7,4% năm trước. Điểm khó khăn lớn hơn là xu thế kinh doanh ngắn hạn, phòng thủ trước các diễn biến khó lường về chính sách thương mại quốc tế, đơn hàng đặt ngắn hạn, khó tối ưu kế hoạch và chi phí dẫn tới hiệu quả suy giảm dù vẫn có tăng trưởng về doanh thu.
 
Dù vậy, Việt Nam vẫn duy trì kim ngạch xuất khẩu tăng ở mức 7,3%, cao nhất trong 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới gồm Trung quốc giảm 2,3%, Pakistan giảm 4,6%, Ấn Độ tăng 1,4% và Bangladesh tăng 2,4%. Việt Nam giữ vững vị trí thứ 3 và có khoảng cách kim ngạch xuất khẩu với nước đứng thứ 2 giảm từ 4,6 tỷ USD năm 2018 về còn 2,8 tỷ USD năm 2019.
 
Giai đoạn 2020-2025, ngành dệt may đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức 6%, riêng 2020 mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 41,5-42 tỷ USD. Tập trung thực hiện chiến lược xanh hoá ngành dệt may Việt Nam, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 55-60 tỷ USD nhưng số lượng lao động duy trì ở mức như hiện nay (2,5 triệu lao động công nghiệp), năng suất trên đầu người tăng 150%.
 
Ông Trường nhắc lại Thủ tướng đã chỉ đạo ngành phải giữ vững vị trí nằm trong top 3 các nước xuất khẩu dệt may, nâng cấp vị trí trong chuỗi cung ứng lên mức thang có giá trị gia tăng cao hơn, đến 2030 phải sở hữu 30 thương hiệu sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới.
 
Doanh nghiệp cần quan tâm vấn đề phát triển bền vững để vào được chuỗi cung ứng toàn cầu
 
Trong bối cảnh mới, ngoài các yêu cầu về giá, chất lượng, tiến độ như thông thường, nhiều yêu cầu mới được các nhà mua hàng lớn đặt ra như là rào cản để sàng lọc và tái cấu trúc hệ thống cung ứng toàn cầu. Cụ thể là các tiêu chí về môi trường, sản xuất xanh, tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo được như nước, điện, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế. Cùng với đó là các yêu cầu về quy tắc xuất xứ từ sợi và vải để có thể có được lợi ích thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
 
Đồng thời, theo ông Trường chỉ có các doanh nghiệp tham gia chính thức vào chuỗi cung ứng toàn cầu mới có được đơn hàng sản xuất ổn định, giá cả hợp lý nhất do được san sẻ lợi nhuận từ các khâu có tỷ lệ cao như thiết kế, phân phối sang cho khu vực sản xuất.
 
Để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì doanh nghiệp dệt may cần quan tâm đến các vấn đề phát triển bền vững. Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu giảm 30% lượng nước thải sau nhuộm bằng cách áp dụng công nghệ nhuộm không nước, sử dụng máy nhuộm dung tỷ thấp 1:3 thay cho 1:8 hiện nay. Sử dụng lại 30% nước thải sau xử lý cho các công đoạn giặt, rửa, vệ sinh. Tổng thể giảm trên 40% lượng nước sử dụng trong ngành nhuộm. Với ngành sợi, tới 2025 sử dụng ít nhất 20% xơ polyeste tái chế, 15% bông organic để giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tích hợp dữ liệu lớn trong ngành dệt may Việt nam và liên thông với môi trường dữ liệu của các nhà mua hàng, các nhà điều hành chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Bên cạnh đó, ông Trường kiến nghị Chính phủ cần có quy hoạch khu công nghiệp dệt may quy mô 300-500ha 1 khu, số lượng khoảng 10 khu trên cả nước, có đầu tư đủ hạ tầng về xử lý môi trường để các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất vải phục vụ chuỗi cung ứng. Có chính sách không thu thuế VAT khi sử dụng nguyên liệu nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu. Xem xét khả năng cho vay lưu động bằng ngoại tệ với các doanh nghiệp có xuất khẩu thu ngoại tệ tương ứng.
 
Tường Như
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức